Cơ thể "tàn tạ" thế nào nếu cày phim thâu đêm suốt sáng

Cùng check xem cơ thể chúng ta sẽ "biểu tình" thế nào khi các mọt phim thức trắng đêm để thưởng thức bộ môn nghệ thuật thứ bảy.

Cùng check xem cơ thể chúng ta sẽ "biểu tình" thế nào khi các mọt phim thức trắng đêm để thưởng thức bộ môn nghệ thuật thứ bảy.

Đã bao giờ bạn đọc một cuốn truyện hay với những chi tiết gay cấn, hồi hộp tới mức không thể rời mắt hay sẵn sàng thức trắng đêm chỉ để "cày" hết bộ phim dài tập ưa thích? 

Nếu đã từng trải qua cảm giác ấy, bạn sẽ hiểu được sự mệt mỏi tới rã rời sau mỗi đêm không ngủ như vậy. Nhưng vì tình yêu phim, không ít người vẫn tiếp tục làm điều trên và không hề nhận ra, thức đêm có hại nhiều tới cơ thể như thế nào.

1. Không thể nhớ được điều gì đã trải qua trước đó

Cơ thể "tàn tạ" thế nào nếu cày phim thâu đêm suốt sáng 1

Theo tiến sĩ Charles Czeisler, khi ngủ, vùng hippocampus trong não sẽ tự động nhớ và tái lập lại những gì bạn học được ban ngày. Điều này giúp não mã hóa tất cả thông tin vào bộ nhớ dài hạn của bạn. 

Tuy nhiên, nêu chỉ vì một bộ phim hay mà không ngủ, chắc chắn những kiến thức bạn học được trong ngày sẽ mất tích 100%.

2. Không thể giải quyết các vấn đề cá nhân

Cơ thể "tàn tạ" thế nào nếu cày phim thâu đêm suốt sáng 2

Trong suốt giấc ngủ REM (Rapid Eyes Movement), bộ não sẽ tích hợp những thông tin mới với những ký ức và kinh nghiệm cũ mà bạn đã từng có trước đây. Điều này giúp bạn đôi khi có thể giải quyết tốt các vấn đề cá nhân như giận người yêu, cãi nhau với đồng nghiệp... trong vô thức.

Song nếu cày phim thâu đêm, hãy nói lời tạm biệt với khả năng trên nhé!

3. Đồng hồ sinh học bị "đảo lộn tùng phèo"

Cơ thể "tàn tạ" thế nào nếu cày phim thâu đêm suốt sáng 3

Mỗi tế bào trong cơ thể đều có nhịp sinh học của riêng mình. Và tất cả chúng được vùng dưới đồi (hypothalamus) trong não kiểm soát sao cho tất cả đều vận hành chính xác theo một tốc độ. 

Vùng dưới đồi này hoạt động dựa vào các tín hiệu, đặc biệt là ánh sáng. Vì vậy, khi trời đã về đêm mà vẫn ngồi trước màn hình máy tính xem phim, đó là thảm họa với đồng hồ sinh học. 

Hypothalamus sẽ thu nhận những tín hiệu giả từ đôi mắt và nhầm tưởng bây giờ là ban ngày. Do đó, các tế bào và cơ quan trong cơ thể sẽ bị điều chỉnh sai nhịp sinh học. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn sẽ luôn phải chịu đựng sự mệt mỏi, uể oải và buồn nôn.

4. Những chất độc bị chuyển hóa sẽ tích tụ trong não của bạn

Cơ thể "tàn tạ" thế nào nếu cày phim thâu đêm suốt sáng 4

Não bộ tiêu tốn rất nhiều năng lượng ATP cho hoạt động mỗi ngày. Hệ quả của quá trình này là các sản phẩm phụ độc hại khi chuyển hóa năng lượng bị giữ lại trong não, gây ảnh hưởng tới các neuron thần kinh.

Khi ngủ, não bộ sẽ vận hành hệ thống glymphatic giúp dọn dẹp và phục hồi các tế bào thần kinh bị tổn thương. Và tất nhiên nếu xem phim, thay vì tự sửa chữa, não bộ sẽ cần nhiều năng lượng hoạt động và sinh ra thêm các sản phẩm phụ độc hại.

5. Đưa ra nhiều quyết định sai lầm

Cơ thể "tàn tạ" thế nào nếu cày phim thâu đêm suốt sáng 5

Thức đêm quá lâu khiến não bộ rất khó tổng hợp năng lượng cho các hoạt động bình thường. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực thùy não phía trước trán - vốn chịu trách nhiệm về cách ra quyết định và các phán đoán thông thường. 

Vì vậy, khả năng bạn sẽ hành xử thiếu kiềm chế và bộc phát là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra nếu không ngủ. 

6. Bạn lái xe như một kẻ say rượu

Cơ thể "tàn tạ" thế nào nếu cày phim thâu đêm suốt sáng 6

Giới khoa học khuyến cáo rằng, khi bạn thức suốt đêm vì xem phim, tuyệt đối không nên lái xe vào ngày hôm sau.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, việc thức trắng đêm khiến não bạn mất tự chủ như khi uống rượu với nồng độ cồn khoảng 10g/100cc máu. Đây là ngưỡng say khiến bạn có thể mất trí nhớ ngắn hạn. Đặc biệt ở nam giới, điều này còn làm "cậu nhỏ" không thể duy trì phong độ lâu.

7. Thức đêm xem phim liên tục có thể gây ra cái chết


Cơ thể "tàn tạ" thế nào nếu cày phim thâu đêm suốt sáng 7

Trong suốt cả ngày, các phân tử ATP được sử dụng để tạo năng lượng cho não hoạt động. Quá trình này sinh ra một sản phẩm phụ có tên adenosine. Khi mức adenosine tích tụ càng nhiều, chúng sẽ gửi tín hiệu tới não bộ và yêu cầu cơ thể cần phải đi ngủ. 

Nếu cố tình thức và bất chấp những tín hiệu cảnh báo này, đó sẽ là một thảm họa. Khi adenosine vượt ngưỡng cho phép, não bộ sẽ bị kích hoạt tự động rơi vào trạng thái ngủ bất thình lình. Hiện tượng này cũng giống như bạn đột nhiên ngất xỉu vậy. 

Và hãy thử tưởng tượng nếu bạn đang tham gia giao thông ngoài đường và đột nhiên ngủ như vậy, điều gì sẽ xảy ra? Hãy "cày phim" có chừng mực và ăn ngủ điều độ!

Theo Antonio
Trí Thức Trẻ


Bình luận