- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Điểm mặt chín nhóm hacker được các chính phủ "chống lưng"
Chúng ta hay nghe đến các nhóm hacker hành động độc lập như Anonymous, Impact Team, NullCrew, Lizard,... nhưng thường ít biết đến các nhóm tấn công mạng do chính phủ tài trợ ở khắp nơi trên thế giới.
Chúng
ta hay nghe đến các nhóm hacker hành động độc lập như Anonymous, Impact
Team, NullCrew, Lizard,... nhưng thường ít biết đến các nhóm tấn công
mạng do chính phủ tài trợ ở khắp nơi trên thế giới.
Các nhóm này còn nguy hiểm hơn các nhóm hacker thông thường nhiều lần vì được trang bị công nghệ tối tân của chính phủ.
Sau đây là chín nhóm hacker được chính phủ tài trợ đang làm mưa làm gió trên thế giới ảo:
1. Tailored Access Operations do NSA (Mỹ) tài trợ
Hoạt
động từ năm 1998, Tailored Access Operations là đơn vị tình báo, tác
chiến điện tử trực thuộc Cục An ninh quốc gia Hoa Kỳ (NSA). "Người thổi
còi" Edward Snowden từng tiết lộ nhóm này sở hữu nhiều mẫu phần mềm dùng
để dễ dàng đột nhập vào các thiết bị như router hoặc thiết bị chuyển
đổi.
Đơn
vị này được biết có khoảng 600 nhân việc làm nhiệm vụ thu thập tình báo
ở khắp nơi trên thế giới, với khẩu hiệu là "Thông tin của bạn là thông
tin của chúng tôi, thiết bị của bạn là thiết bị của chúng tôi - bất cứ ở
đâu, bất cứ khi nào, bằng bất cứ cách nào".
2. Nhóm Sofacy/ APT28/ Pawn Storm, do Nga tài trợ
Nhóm
Sofacy hay còn được biết vớ các tên khác như APT28 và Pawn Storm, được
cho là do Nga đứng đằng sau và đã hoạt động kể từ năm 2007, thường nhắm
vào các mục tiêu như chính phủ, quân đội và các công ty bảo mật.
Nhóm
này được xem là một mối đe dọa dai dẳng và tối tân, với các chiêu tấn
như giả mạo (spear phishing), tung malware để kiểm soát hệ thống.
Được
biết, nhóm có liên quan đến vụ tấn công mạng vào kênh truyền hình
TV5MOnde của Pháp và một cuộc tấn công khác dài sáu tháng vào Quốc hội
Đức hồi đầu năm nay.
3. Cục 121 do Triều Tiên tài trợ
Cục
121 là một đơn vị tác chiến điện tử của Bắc Triều Tiên. Đây là một phần
của Tổng cục. Cải tổ của Quân đội Bắc Triều Tiên. Theo chính quyền Hoa
Kỳ, Cục 121 được thành lập năm 1998 và được dư luận chú ý sau vụ tấn
công vào Công ty Sony vào năm rồi.
|
Theo
đó, cục này được cho là đã tiến hành vụ tấn công, song Triều Tiên đã
lên tiếng bác bỏ cáo buộc trên. Trước sự kiện Sony, Cục này cũng bị nghi
là thủ phạm tấn công hơn 30.000 máy tính cá nhân tại Hàn Quốc.
4. Đơn vị 639/Comment Crew/ Putter Panda do Trung Quốc tài trợ
Putter
Panda đã thực hiện một loạt các vụ đột nhập lấy thông tin trên mạng,
với điểm khởi đầu là Thượng Hải. Nhiều chuyên gia an ninh cho rằng nhóm
này có liên quan đến Đơn vị 61486 thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân
Trung Quốc.
Nhóm
đã hoạt động ít nhất từ năm 2007 và thường nhắm vào các công ty nghiên
cứu thuộc lĩnh vực sản xuất vệ tinh và công nghiệp vũ trụ.
5. Hidden Lynx , do Trung Quốc tài trợ
Hidden
Lynx là tên gọi mà Symantec đặt cho nhóm hacker đánh thuê chuyên nghiệp
thuộc dạng "bậc thầy" trong nghề đã thực hiện nhiều vụ tấn công định
hướng vào rất nhiều mục tiêu và khu vực khác nhau.
Những
kẻ này thường được thuê để ăn cắp thông tin được khách hàng yêu cầu, do
vậy các đối tượng của nhóm này rất đa dạng và ở nhiều nơi khác nhau.
Ước tính có khoảng 10 cá nhân trong nhóm này để thực hiện các cuộc tấn
công quy mô lớn.
6. Tarh Andisha do Iran tài trợ
Năm 2009, hệ thống máy tính và cơ sở hạ tầng của Iran đã bị thiệt hại nghiêm trọng do bị một loại sâu có goij Stuxnet tấn công.
Để
trả đũa, Iran đã tìm cách nâng cao khả năng chiến đấu trên mạng, từ
việc deface các trang mạng cho đến chiến trang mạng toàn diện. Từ đó,
nhóm hacker do chính phủ Iran tài trợ mang tên gọi "Tarh Andishan" (tạm
dịch: "Những người cải tiến" hoặc "người tư duy" trong tiếng Farsi) ra
đời.
Nhóm
này được biết đến với Chiến dịch Operation Cleaver, một chiến dịch được
khởi động từ năm 2012 và đến nay đã tấn công hơn 50 tổ chức quân sự,
thương mại, giáo dục, môi trường, năng lượng và hàng không trên khắp thế
giới.
Đáng
sợ hơn cả là nhóm từng giành được quyền kiểm soát hoàn toàn tại các
cổng và trạm kiểm soát của nhiều sân bay lớn, và hoàn toàn có thể lọt
qua cổng an ninh tại đây.
Giới
chuyên gia chưa kết luận được mục tiêu lâu dài của nhóm này là gì, song
tập đoàn an ninh mạng Cylance đã tung ra một báo cáo về nhóm trước lo
ngại Chiến dịch Dao chặt thịt "có thể đe dọa đến sự an toàn của thế giới
thực".
7. Dragonfly/ Energetic Bear
Nhóm
Chuồn chuồn theo cách gọi Symantec hay Con Gấu Năng động theo nhiều tập
đoàn an ninh khác, đã hoạt động tại Đông Âu kể từ năm 2011 với mục tiêu
chủ yếu là các tập đoàn năng lượng, các tập đoàn quân sự và hàng không
tại Mỹ và Canada.
Theo
Symantec, nhóm này "có nhiều đặc điểm của một tổ chức do nhà nước tài
trợ, với nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại."Nhóm này được phát hiện
đầu tiên bởi tập đoàn an ninh Nga Kaspersky Labs. Thủ thuật thường dùng
của nhóm này là Backdoor và Trojan. Ngoài ra còn có malware để do thám
nạn nhân hoặc thực hiện phá hoại nền công nghiệp. Malware thường được
gửi bằng các email giả mạo.
Nhóm
này mới đây còn sử dụng một phương pháp mới là "tưới nước vào lỗ": giả
mạo các trang mà nạn nhân thường ghé vào, sau đó sẽ đi qua một loạt
chuyển hướng để các loại trojan có thể xâm nhập vào hệ thống. Gần đây,
nhóm này còn chiếm được các trang sở hữu các phần mềm bản quyền, khi
người dùng tải các phần mềm này về thì nhiều loại malware khác cũng sẽ
được tải về theo.
8. Ajax Security Team/ Fying Kitten do Iran tài trợ
Ajax
được thành lập năm 2010 gồm các hacker hoạt động chống chính phủ tại
Iran, song nhóm này chuyển từ ủng hộ các phong trào chính trị sang do
thám mạng và dần ngưng các hoạt động chống chính quyền.
Nhóm
phủ nhận cáo buộc được chính phủ tài trợ, song nhiều chuyên gia cho
rằng các hoạt động chống đối trước kia chỉ là nước cờ thu hút tài trợ
của chính phủ.
Ajax
bị nhiều tập đoàn an ninh chú ý sau một lần bị lộ kế hoạch tấn công vào
các lực lượng chống đối tại Iran và các tập đoàn quân sự Mỹ. Tập đoàn
an ninh FireEye cho rằng Ajax là thủ phạm làm giả trang thư Outlook của
Microsoft nhằm đánh cắp thông tin của các tập đoàn quân sự Mỹ. Nhóm này
còn bẫy các nhóm chống đối Iran bằng các công cụ chống kiểm duyệt giả,
khiến các đối tượng này bị lộ danh tính.
9. Axiom
Nhiều
công ty an ninh gồm Bit9, Microsoft, Symantec, ThreatConnect,
Volexity,.. đã phát hiện được một nhóm tấn công nguy hiểm khác và đặt
tên là "Axiom".
Nhóm
này chuyên hoạt động gián điệp trong các doanh nghiệp và tấn công vào
các cá nhân chống đối chính quyền. Axiom được cho là đứng sau vụ tấn
công vào Google năm 2011.
Nhiều chuyên gia tin rằng nhóm có nguồn gốc từ Trung Quốc, song chưa ai xác định được địa điểm cụ thể của nhóm này.
Một
báo cáo của liên minh các công ty an ninh kể trên cho biết Axiom có
nguyên tắc hoạt động tương tự như phạm vi trách nhiệm được quy định của
các tổ chức tình báo của chính phủ Trung Quốc. Ý kiến này cũng được FBI
ủng hộ.
Theo (Kỷ Nguyên Số/Pháp luật TPHCM
-
Công nghệ22/12/2023VNPT Cyber Immunity với nền tảng quản lý An toàn thông tin (VNPT MSS) sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tránh mất an toàn thông tin, lộ lọt dữ liệu, trước các cuộc tấn công từ trong và ngoài tổ chức.
-
Công nghệ16/11/2020Ngày 16/11 Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart (Tập đoàn Vingroup) chính thức ra mắt Vsmart Bee Lite - mẫu điện thoại thông minh được trang bị tính năng 4G, mức giá thấp chưa từng có.
-
Công nghệ14/07/2020Chỉ trong một quãng thời gian ngắn, TikTok trở thành "mạng xã hội đáng sợ nhất thế giới". Tại sao ứng dụng Trung Quốc bị tẩy chay dữ dội như vậy?
-
Công nghệ24/06/2020iOS 14 mang đến vô số tiện ích mới lạ và tiện dụng trên dòng sản phẩm iPhone của Apple.
-
Công nghệ24/06/2020Với những bước đơn giản dưới đây, người dùng đã hạn chế thấp nhất nguy cơ bị hacker tấn công chiếm quyền Facebook.
-
Công nghệ24/06/2020Số lượng vụ trộm cướp tiền điện tử tăng nhanh trong năm 2019, các đối tượng cũng có xu hướng thực hiện các vụ trộm với quy mô lớn hơn.
-
Công nghệ23/06/2020Sắc lệnh vừa được tổng thống Mỹ ký sẽ cắt đứt nguồn cung lao động nước ngoài quan trọng cho các công ty công nghệ.
-
Công nghệ23/06/2020Đặc biệt với chị em công sở càng nên nắm vững để không mất tài khoản và thông tin cá nhân đáng tiếc nhé!
-
Công nghệ23/06/2020Nhiều thương hiệu lớn đang tẩy chay quảng cáo trên Facebook để phản đối việc yếu kém trong xử lý ngôn từ thù địch và thông tin sai lệch của mạng xã hội này.
-
Công nghệ23/06/2020Hệ điều hành mới dành cho iPhone hỗ trợ widget tại màn hình chính, cho phép xem video trong khi làm việc khác, cập nhật tính năng cho các phần mềm khác.
-
Công nghệ23/06/2020Apple bước vào Hội nghị WWDC 2020 trong lúc phải đối mặt với làn sóng phản ứng gay gắt nhất từ giới công nghệ kể từ khi App Store “chào đời" năm 2008.
-
Công nghệ22/06/2020FaceApp là ứng dụng đang “gây sốt” trên mạng xã hội với tính năng “chuyển đổi giới tính”. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng ứng dụng này lấy cắp thông tin người dùng, liệu điều này có chính xác?
-
Công nghệ22/06/2020Khi xe sắp hết nhiên liệu, trước khi qua đoạn đường ngập nước, trước khi tắt máy,... là những thời điểm mà điều hoà trên ô tô cần phải được tắt.
-
Công nghệ22/06/2020Là một trong những ứng dụng phổ biến ở Việt Nam, nhưng TikTok đang bị liệt kê vào danh sách cấm từ phía Ấn Độ vì có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.