Internet giúp Mỹ ứng phó với siêu bão Sandy thế nào?

Bên cạnh sự chuẩn bị kĩ lưỡng về mặt nhân lực, vật lực thì Internet cũng là một kênh thông tin quan trọng, một công cụ hữu hiệu giúp người dân Mỹ có thể chủ động, ứng phó với mọi tình huống, diễn biến xấu nhất của siêu bão này.

Bên cạnh sự chuẩn bị kĩ lưỡng về mặt nhân lực, vật lực thì Internet cũng là một kênh thông tin quan trọng, một công cụ hữu hiệu giúp người dân Mỹ có thể chủ động, ứng phó với mọi tình huống, diễn biến xấu nhất của siêu bão này.

Đây được coi là cơn bão mạnh nhất tấn công nước Mỹ trong vòng 100 năm trở lại đây, khi mà nó đã để lại những thiệt hại vô cùng nặng nề tại những quốc đảo mà nó đã càn quét qua trước đó và được dự đoán có nguy cơ ảnh hưởng tới 1/3 diện tích nước Mỹ.

Để giúp người dân có thể chủ động ứng phó, tránh được những thiệt hại gây ra bởi bão Sandy, Google đã cho ra mắt bản đồ giúp người dùng có thể theo dõi được hướng di chuyển của cơn bão này.

Với thiết kế giống như Google Maps, bản đồ sẽ hiển thị các thông tin cần thiết giúp người xem biết được điểm hiện tại cơn bão đang hoành hành, dự báo hướng đi, những vùng gặp ảnh hưởng, hình ảnh mây vệ tinh cùng nhiều cảnh báo khác.

Với thành phố New York, Google "đặc cách" cho ra mắt một bản đồ cảnh báo bão chi tiết hơn, giúp người dùng có thể tìm kiếm được những nơi tránh nạn hay trạm chữ thập đỏ gần nhất.

Bên cạnh đó, kênh truyền hình cáp về thời tiết Weather Channel cũng đã quyết định phát sóng trực tiếp nội dung của mình trên kênh Youtube chính thức, nhằm mang tới cho người dùng những thông tin nóng sốt nhất về cơn bão.

Theo phát ngôn viên của kênh, đây là lần đầu tiên Weather Channel quyết định phát sóng nội dung trực tiếp ngay trên Youtube. Do vậy, những người dùng không cần đăng kí thuê bao cáp cũng có thể dễ dàng theo dõi nội dung của kênh truyền hình thiết thực này.

Chương trình bắt đầu được phát sóng vào hôm Chủ nhật, và theo thống kê, vào lúc cao điểm đã có tới 20.000 người cùng xem chương trình, hơn 141.000 giờ phát sóng trực tiếp với thời gian xem trung bình chi mỗi người là 8,5 phút.

Ngoài ra, Weather Channel cũng cho ra mắt một bản đồ tương tác cho phép người dùng theo dõi hướng di chuyển của cơn bão, tốc độ và chuyển động với dữ liệu theo thời gian thực. Trong khi đó, một bản đồ online khác có tên Wunderground, cho phép người dùng gõ zip code vào ô để nhận được những dữ liệu cụ thể tại vị trí nơi mình sinh sống cũng như hình ảnh bão được chụp lại tại vị trí này.

Người dùng có thể biết được tốc độ gió tại các địa điểm khác nhau ở nước Mỹ thông qua Bản đồ gió - được phát triển bởi hai nhà khoa học máy tính của Google - được cập nhật mỗi giờ từ cơ sở dữ liệu của cơ quan dự báo thời tiết quốc gia.

Một ứng dụng cho iOS có tên Hurricane Tracker cho phép người dùng có thể nhanh chóng nắm bắt thông tin về cơn bão thông qua các status, tweet, dự báo từ các trung tâm dự báo, các nhà khí tượng học cũng như dữ liệu từ trung tâm Bão quốc gia. Ngoài ra, còn có các ứng dụng khác như IMAP Weather Radio hay Red Cross cho iOS và Android, sẽ giúp người dùng có được những cảnh báo và hướng dẫn ứng phó trong những tình huống xấu nhất xảy đến khi bão càn quét qua.
Theo Vietnamnet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.