Lỗ thủng bí hiểm trên Trạm ISS

Phi hành đoàn trên Trạm Không gian Quốc tế ISS đã chụp được trên tấm pin mặt trời một “vết đạn” mà các chuyên gia chưa biết rõ nguồn gốc.

Phi hành đoàn trên Trạm Không gian Quốc tế ISS đã chụp được trên tấm pin mặt trời một “vết đạn” mà các chuyên gia chưa biết rõ nguồn gốc.

Tại một trong những tấm pin mặt trời của Trạm ISS người ta phát hiện một lỗ nhỏ trông giống như một “vết đạn”, như các nhà du hành gọi. Người ta cho rằng đó là một lỗ thủng do một mảnh rất nhỏ của rác vũ trụ hoặc thiên thạch gây ra. Nếu một vật kích thước như vậy rơi vào thân trạm thì có thể làm Trạm ISS bị vỡ tan.

Trạm ISS, rác vũ trụ, thiên thạch, pin mặt trời, lỗ thủng, nguồn gốc 

Bức ảnh này do nhà du hành vũ trụ Chris Hatfield người Canada, đội trưởng Đội thám hiểm số 35 chụp được. Người trung tá không quân 53 tuổi này không chỉ là một chuyên gia có kinh nghiệm mà còn là một blogger hàng ngày đều đặn đưa lên mạng những bức ảnh của ông chụp trên khoang tàu.

Hatfield viết trong phần bình luận bức ảnh rằng: “Vết đạn do một viên đá nhỏ từ vũ trụ xa xôi đụng vào tấm pin mặt trời của chúng tôi. Rất may là nó không va chạm vào thân của Trạm ISS”.

Tuy nhiên, đa số các chuyên gia lại nghĩ vật thể va chạm vào pin mặt trời có nguồn gốc từ Trái đất.

Một người tên là James Scott làm việc tại Phòng nghiên cứu Mặt trăng và hành tinh, thuộc Trường ĐH Arizona (Mỹ) nghi ngờ rằng rác vũ trụ chứ không phải thiên thạch làm ra cái lỗ thủng ấy vì ở khoảng không gian quanh Trái đất, rác nhiều gấp bội so với thiên thạch.

Các nhà khoa học đều nói tình hình rác vũ trụ quanh Trái đất hiện đã đạt đến điểm tới hạn. Nếu như không áp dụng những biện pháp khẩn cấp để làm sạch khoảng không gian này thì chỉ 200 năm nữa sẽ không phóng được bất cứ thiết bị vũ trụ nào lên quỹ đạo được nữa.

Số lượng rác vũ trụ dày đặc trong không gian. Hiện nay có khoảng 20.000 vật thể kích thước từ 10cm đến 20cm có thể kiểm soát được, trong số đó 1/3 đang bay ở độ cao dưới 2000km so với bề mặt Trái đất. Song trong khoảng không gian gần hơn có thể gặp tới 500.000 vật thể kích thước từ 1 đến 10cm và hàng chục triệu hạt có kích thước nhỏ hơn.

Toàn bộ khối rác này chuyển động với tốc độ khoảng 8km/giây cho nên cực kỳ nguy hiểm. Một hạt có tốc độ 10km/giây có thể phá vỡ một bộ quần áo du hành nhiều lớp và một hạt bất kỳ nào cũng có khả năng xuyên thủng một lá nhôm có độ dày gấp 10 lần đường kính của nó.

Theo Vietnamnet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.