Một số lưu ý để bảo vệ smartphone trong mùa mưa bão

Những cơn mưa bất chợt không những ảnh hưởng tới sức khỏe con người mà còn làm ảnh hưởng tới các thiết bị công nghệ như smartphone.

Những cơn mưa bất chợt không những ảnh hưởng tới sức khỏe con người mà còn làm ảnh hưởng tới các thiết bị công nghệ như smartphone.

Thời điểm hiện tại, những cơn mưa bất chợt tới không những làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gây thiệt hại ở những vùng bão lũ mà nó còn ảnh hưởng tới cuộc sống công nghệ của người hiện tại. Những thiết bị công nghệ từ xưa tới nay vẫn được coi là các sản phẩm rất... sợ tắm.

Phổ biến nhất trong những sản phẩm công nghệ vẫn là smartphone và đa phần người dùng smartphone đều để thiết bị của mình trong túi quần, nơi dễ bị tấn công khi những cơn mưa ập tới.

Đề phòng trước khi tai nạn xảy ra

Để bảo vệ những thiết bị smartphone khỏi trời mưa, có vô vàn cách thức khác nhau để thực hiện điều đó. Cách thức đơn giản nhất là cất smartphone vào những nơi tránh tiếp xúc với nước mưa như cốp xe, trong túi chống nước hoặc người dùng đơn giản chỉ cần... mặc áo mưa che vị trí để smartphone của mình.

Mùa mưa luôn là thời điểm "nhạy cảm" của các thiết bị công nghệ. Tất nhiên, nếu như bạn sở hữu một chiếc smartphone chống nước, bạn không cần phải quan tâm quá nhiều tới vấn đề này.

Đây cũng là lúc mà những phụ kiện chống nước cho smartphone bắt đầu tỏ rõ lợi thế của mình. Các loại túi đựng điện thoại, ốp chống nước đều giúp smartphone chống chọi lại những cơn mưa không mong muốn.

Trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại ốp bảo vệ chống nước hấp dẫn.

Trong trường hợp trời mưa, hãy hạn chế sử dụng các loại vỏ ốp hay bao đựng smartphone thấm nước (các loại vỏ da, vải hoặc làm từ mút thấm nước). Lý do cơ bản vì những phụ kiện này sẽ tích trữ nước, làm cho nước xâm nhập vào bên trong những linh kiện điện tử của smartphone, phá hoại thiết bị.

Những loại bao đựng hay ốp vải luôn phù hợp để bảo vệ smartphone, thế nhưng đây lại là những vật phẩm không nên sử dụng trong mùa mưa.

Còn khi sử dụng các loại vỏ ốp nhựa, người dùng có thể nhanh chóng tháo chúng ra và lau sạch nước dính trên phần vỏ cũng như bề mặt smartphone.

Làm gì khi smartphone "dính" nước

Vậy nhưng, sẽ ra sao nếu như smartphone ngấm nước? Việc phát hiện ra smartphone ngấm nước càng sớm sẽ càng dễ dàng xử lý hơn đồng thời cơ hội "cứu sống" smartphone cũng sẽ tăng cao hơn.

Nếu như smartphone đã bị dính nước, không quan trọng dù còn sử dụng được hay không, điều đầu tiên cần làm chính là tắt nguồn thiết bị. Một số người dùng vì chủ quan khi điện thoại dính nước mà vẫn hoạt động được đã gặp phải trường hợp smartphone phát nổ.

Thời gian cách ly smartphone với nước ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng sống còn của thiết bị. Hãy tắt nguồn ngay sau khi lấy thiết bị ra khỏi nguồn nước hay tới khu vực không mưa.

Tiếp theo, lau sạch nước bám trên bề mặt thiết bị. Lưu ý, để smartphone trên bề mặt phẳng và tránh dịch chuyển thiết bị vì nước có thể chảy từ bên ngoài vào bên trong, phá hoại các linh kiện điện tử.

Lau sạch phần bên ngoài của thiết bị trước và tránh không dịch chuyển để nước chảy vào bảng mạch bên trong.

Sau khi lau sạch bên ngoài, hãy tháo rời các linh kiện như pin, thẻ nhớ cũng như Sim điện thoại. Với những sản phẩm không thể tháo rời pin, hãy tháo bỏ Sim và thẻ nhớ (nếu có) để tránh làm ảnh hưởng tới những linh kiện này.

Tháo bỏ những linh kiện như Sim, pin và thẻ nhớ (nếu có).

Khi các linh kiện đã được tháo bỏ, sử dụng tủ chống ẩm hoặc các hạt chống ấm bao phủ lên smartphone. Quá trình này sẽ giúp làm cho nước bên trong thoát ra khỏi smartphone. Một số chuyên gia gợi ý hãy để smartphone trong tủ chống ẩm khoảng 1 ngày để nước thoát hết ra ngoài.

Đặt smartphone vào tủ chống ẩm hoặc để trong bát sâu có chứa hạt hút ẩm, gạo rang... Tuyệt đối không sử dụng máy sấy để làm khô thiết bị vì nhiệt độ từ máy sấy có thể làm hỏng các mối hàn bên trong bảng mạch.

Trong khoảng thời gian chờ smartphone khô, hãy lau sạch những linh kiện được tháo ra như Sim, thẻ nhớ. Sao lưu các dữ liệu cần thiết đề phòng trường hợp smartphone "chết yểu". Khi smartphone khô, sử dụng bông tăm để lau nốt các phần cổng kết nối như chân sạc, USB, jack tai nghe. Trong quá trình thấm nước, rất có thể bụi bẩn dính vào những cổng kết nối này, làm ảnh hưởng tới quá trình sử dụng.

Sau khi để smartphone 1 ngày trong môi trường chống ẩm, sử dụng bông tăm lau sạch các cổng kết nối vì trong quá trình chống ẩm các loại bụi từ gạo rang và hạt hút ẩm có thể lọt vào.

Cuối cùng, công đoạn quan trọng nhất chính là lắp các linh kiện và thử khởi động máy. Nếu máy hoạt động bình thường, xin chúc mừng bạn. Mặc dù vậy hãy thực hiện khâu "hút ẩm" một lần nữa để loại bỏ hoàn toàn nước bám bên trong smartphone, tránh tình trạng hư hại bảng mạch dẫn tới smartphone... phát nổ.

Kể cả smartphone có hoạt động thành công, người dùng cũng nên thực hiện lại công đoạn hút ẩm một lần nữa để loại bỏ hoàn toàn nước bên trong thiết bị.

Còn nếu như smartphone không hoạt động, hãy mang thiết bị của mình tới trung tâm bảo hành hoặc thậm chí là tự sửa thiết bị nếu như bạn biết mình đang làm gì.

Theo Trí thức Trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.