- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ngực lép không lái xe làm rạng danh Việt Nam với Nobel ngược
Một thí nghiệm chứng minh "những người nghĩ họ say cũng đồng thời nghĩ họ hấp dẫn" là một trong số những nghiên cứu được trao giải Ig Nobel trong năm nay.
Thanh niên dẫn nguồn của AFP cho biết đây là năm trao giải thứ 23 của giải Ig Nobel, vốn được tạp chí khoa học vui Annals of Improbable Research tài trợ và được trao cho những khám phá khoa học vui nhộn và kỳ dị. Theo đó, các giải lần lượt như sau:
Giải Y khoa: Nghiên cứu đánh giá tác động của việc nghe nhạc opera với các con chuột được ghép tim. Nhóm tác giả Masateru Uchiyama, Xiangyuan Jin, Qi Zhang, Toshihito Hirai, Atsushi Amano, Hisashi Bashuda và Masanori Niimi ở Nhật, Trung Quốc và Anh.
Giải Công trình an toàn: Hệ thống cơ điện để tóm một tên không tặc bằng cách thả hắn qua một cửa sập, đóng gói và sau đó thả bằng dù xuống mặt đất cho cảnh sát. Giải này được trao cho Gustano Pizzo, một người Mỹ đã qua đời năm 2006.
Giải Vật lý học: Khám phá một số người có khả năng chạy trên mặt nước ao nếu cả họ và cái ao ở đều ở trên mặt trăng. Trao cho Alberto Minetti, Yuri Ivanenko, Germana Cappellini, Nadia Dominici và Francesco Lacquaniti.
Giải Hóa học: Khám phá chứng tỏ quá trình sinh hóa trong đó củ hành làm cho con người chảy nước mắt phức tạp hơn so với những suy nghĩ trước đây. Nhóm tác giả Shinsuke Imai, Nobuaki Tsuge, Muneaki Tomotake, Yoshiaki Nagatome, Toshiyuki Nagata và Hidehiko Kumgai.
"Công trình" này nên mang ra ứng cử giải Y tế công cộng. |
Giải Khảo cổ học: Hai nhà nghiên cứu đã nấu một con chuột chù chết, sau đó nuốt vào bụng mà không cần nhai để có thể nghiên cứu phân của họ nhằm xác định loại xương nào sẽ bị phân hủy trong bộ máy tiêu hóa của con người, loại nào thì không. Trao cho Brian Crandall và Peter Stahl.
Giải Hòa bình: Belarus cùng Tổng thống Alexander Lukashenko được trao giải này "nhờ" một đạo luật cấm vỗ tay nơi công cộng. Cảnh sát nhà nước Belarus cũng nhận giải vì đã từng bắt một người đàn ông một tay về tội vỗ tay.
Giải Xác suất: Các nhà nghiên cứu khám phá rằng một con bò cái nằm càng lâu thì càng nhiều khả năng đứng dậy sớm song một khi con bò đứng dậy, thì sẽ rất khó dự đoán khi nào con bò sẽ nằm xuống trở lại. Trao cho Bert Tolkamp, Marie Haskell, Fritha Langford, David Roberts và Colin Morgan.
Giải Y tế công cộng: Cho kỹ thuật y tế được mô tả trong báo cáo có tên “Quản lý phẫu thuật trị nạn cắt dương vật ở Siam (tên cũ của Thái Lan - NV)”. Các tác giả đã khuyến cáo sử dụng kỹ thuật này ngoại trừ trường hợp dương vật bị cắt đã bị vịt rỉa một phần. Trao cho Kasian Bhanganada, Tu Chayavatana, Chumporn Pongnumkul, Anunt Tonmukayakul, Piyasakol Sakolsatayadorn, Krit Komaratal, và Henry Wilde.
Với những công trình nghiên cứu trên, phải chăng Việt Nam nên chịu khó đào sâu các phát kiến của mình để tham gia giải Ig Nobel này? Theo những gì mà dư luận chứng kiến suốt thời gian qua, có vẻ như Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho giải Ig Nobel này. Chúng tôi xin điểm lại những công trình phát kiến "để đời" của các nhà quản lý, nhà khoa học Việt Nam để chúng ta cùng suy ngẫm đánh giá và năm sau đi tham gia "ứng cử" giải Ig Nobel, biết đâu với nhiều công trình nghiên cứu như thời gian qua Việt Nam không ẵm được cả toàn giải thì cũng đến 8/10 giải.
Đầu tiên là phải kể đến công trình nghiên cứu của Bộ Y tế về tác hại của vòng ngực đối với an toàn giao thông. Theo đó, Bộ Y tế đã ra quy định cấm những người có vòng ngực dưới 72 cm lái xe. Lý giải của ngành y là ngực lép, vòng ngực bé, lồng ngực nhỏ tương đương lượng khí ít và lái xe trong tình trạng như thế này rất nguy hiểm cho người lái xe và nguy hiểm cả cho người đi đường. Ý tưởng của Bộ Y tế thì tốt, tuy nhiên, ngay sau đó dư luận được phen dở khóc, dở cười với việc đo vòng ngực, kiểm tra vòng ngực sẽ ra sao. "Công trình" này nên mang ra ứng cử giải Y tế công cộng.
Giải thứ hai Việt Nam có thể ứng cử đó là đề xuất cộng điểm cho mẹ Việt Nam anh hùng khi đi thi đại học. Với giải này, Bộ GD và ĐT muốn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, khuyến khích những bà mẹ đã mắt mờ chân chậm đi thi đại học để được hưởng chế độ ưu tiên đặc biệt. Tuy nhiên, mẹ Việt Nam anh hùng chỉ còn đếm trên cấp hai chữ số. Nhưng dù sao với giải ý tưởng thì cũng là một điều đáng khích lệ.
Công trình nghiên cứu và đi đến kết luận cuối cùng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông về việc thịt và phụ phẩm chỉ được bán trong vòng 8 giờ sau khi giết mổ. Có lẽ với việc nghiên cứu tác hại của thịt và phụ phẩm để qua 8h sẽ bị ôi thiu, các nhà nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp cũng nên ứng cử giải Khảo cổ học vì ăn thịt vào sau đó sẽ đi nghiên cứu tác hại của vi khuẩn trong ruột người để biết vi khuẩn nào từ thịt sống.
Việt Nam như một kho tàng đề đề cử tranh giải Ig Nobel, trong khuôn khổ bài viết chúng tôi không thể nêu hết được các công trình nghiên cứu có một không hai của người Việt nhưng cũng xin điểm tóm tắt qua nội dung để bạn đọc cùng mường tượng như quy định xe chính chủ, quy định quay, ghi hình CSGT phải xin phép, quy định phạt tiền nếu cấm người thân ra khỏi nhà... Những nghiên cứu trên dù không rạng danh với giải Nobel thì cũng được bạn bè thế giới biết đến với giải Nobel ngược này.
Theo Phunutoday
-
Công nghệ22/12/2023VNPT Cyber Immunity với nền tảng quản lý An toàn thông tin (VNPT MSS) sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tránh mất an toàn thông tin, lộ lọt dữ liệu, trước các cuộc tấn công từ trong và ngoài tổ chức.
-
Công nghệ16/11/2020Ngày 16/11 Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart (Tập đoàn Vingroup) chính thức ra mắt Vsmart Bee Lite - mẫu điện thoại thông minh được trang bị tính năng 4G, mức giá thấp chưa từng có.
-
Công nghệ14/07/2020Chỉ trong một quãng thời gian ngắn, TikTok trở thành "mạng xã hội đáng sợ nhất thế giới". Tại sao ứng dụng Trung Quốc bị tẩy chay dữ dội như vậy?
-
Công nghệ24/06/2020iOS 14 mang đến vô số tiện ích mới lạ và tiện dụng trên dòng sản phẩm iPhone của Apple.
-
Công nghệ24/06/2020Với những bước đơn giản dưới đây, người dùng đã hạn chế thấp nhất nguy cơ bị hacker tấn công chiếm quyền Facebook.
-
Công nghệ24/06/2020Số lượng vụ trộm cướp tiền điện tử tăng nhanh trong năm 2019, các đối tượng cũng có xu hướng thực hiện các vụ trộm với quy mô lớn hơn.
-
Công nghệ23/06/2020Sắc lệnh vừa được tổng thống Mỹ ký sẽ cắt đứt nguồn cung lao động nước ngoài quan trọng cho các công ty công nghệ.
-
Công nghệ23/06/2020Đặc biệt với chị em công sở càng nên nắm vững để không mất tài khoản và thông tin cá nhân đáng tiếc nhé!
-
Công nghệ23/06/2020Nhiều thương hiệu lớn đang tẩy chay quảng cáo trên Facebook để phản đối việc yếu kém trong xử lý ngôn từ thù địch và thông tin sai lệch của mạng xã hội này.
-
Công nghệ23/06/2020Hệ điều hành mới dành cho iPhone hỗ trợ widget tại màn hình chính, cho phép xem video trong khi làm việc khác, cập nhật tính năng cho các phần mềm khác.
-
Công nghệ23/06/2020Apple bước vào Hội nghị WWDC 2020 trong lúc phải đối mặt với làn sóng phản ứng gay gắt nhất từ giới công nghệ kể từ khi App Store “chào đời" năm 2008.
-
Công nghệ22/06/2020FaceApp là ứng dụng đang “gây sốt” trên mạng xã hội với tính năng “chuyển đổi giới tính”. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng ứng dụng này lấy cắp thông tin người dùng, liệu điều này có chính xác?
-
Công nghệ22/06/2020Khi xe sắp hết nhiên liệu, trước khi qua đoạn đường ngập nước, trước khi tắt máy,... là những thời điểm mà điều hoà trên ô tô cần phải được tắt.
-
Công nghệ22/06/2020Là một trong những ứng dụng phổ biến ở Việt Nam, nhưng TikTok đang bị liệt kê vào danh sách cấm từ phía Ấn Độ vì có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.