Người Ấn xem web sex nhờ smartphone giá rẻ

Smartphone giá rẻ đã tạo điều kiện đưa những hình ảnh khiêu dâm đến tay hàng triệu người Ấn Độ. Thậm chí, nhiều người đã gọi một cách mỉa mai rằng, đó là cuộc cách mạng di động mới của Ấn Độ. Người Ấn Độ đang tranh luận liệu có phải smartphone đang châm ngòi cho thảm hoạ các vụ án cưỡng hiếp tại đây.

Smartphone giá rẻ đã tạo điều kiện đưa những hình ảnh khiêu dâm đến tay hàng triệu người Ấn Độ. Thậm chí, nhiều người đã gọi một cách mỉa mai rằng, đó là cuộc cách mạng di động mới của Ấn Độ. Người Ấn Độ đang tranh luận liệu có phải smartphone đang châm ngòi cho thảm hoạ các vụ án cưỡng hiếp tại đây.

Với việc những mẫu smartphone giá rẻ chỉ trên 100 USD ồ ạt xuất hiện trên thị trường và các dịch vụ sao chép, tải clip, ảnh nở rộ đã khiến những người dân Ấn Độ vốn ngây thơ, giờ đây lại tìm xem các nội dung khiêu dâm họ chưa từng nghĩ đến. Trào lưu này đang gây ra một cuộc tranh cãi lớn về tác động của nó đối với xã hội.


“Chúng ta đang nuôi một đội quân những kẻ phạm tội hiếp dâm ở Ấn Độ khi không tuyên chiến chống lại các nội dung khiêu dâm trên Internet”, Abishek Clifford, người điều hành một chương trình nhận thức đạo đức cho các trường đại học ở Ấn Độ có tên là Rescue nói.

Ông không phải là người duy nhất lo lắng. Kể từ vụ cưỡng hiếp tập thể một sinh viên ở Delhi xảy ra hồi tháng 12 năm ngoái khiến nạn nhân tử vong vì những vết thương bên trong, cả đất nước Ấn Độ đã phải vật lộn với cái mà mọi người gọi là cơn sóng bạo lực tình dục.

Mặc dù việc sở hữu hoặc xem các nội dung khiêu dâm là được phép ở Ấn Độ song phát tán chúng lại là hành vi vi phạm pháp luật. Hiện nay, các cơ quan chính quyền đang “để mắt” đến các web khiêu dâm. Nhiều người nhận thấy Ấn Độ đang ngày càng tự do hơn khi nói về tình dục.

Hàng loạt nội dung khiêu dâm miễn phí

Người Ấn Độ cổ đại dường như không e ngại gì khi miêu tả các hình ảnh về tình dục. Điều này có thể thấy qua những hình ảnh minh hoạ rất lộng lẫy, sang trọng trong bộ sách Kama Sutra (bộ sách miêu tả về các tư thế giao hợp, nghệ thuật thể hiện tình yêu), hay những bức chạm khắc trong các ngôi đền cổ 1000 năm tuổi ở Khajuraho. Nhưng, cho đến gần đây, người Ấn Độ hiện đại vẫn được xem là đoan trang.

Trong những năm 80 và 90, những bộ phim chứa đựng các đoạn hội thoại dâm dật và những cảnh phụ nữ ăn mặc hở hang đều bị xem là phim khiêu dâm. Nền điện ảnh Bollywood của Ấn Độ thậm chí còn không dám quay cảnh hôn nhau cho đến mấy năm gần đây. Và ngôi sao khiêu dâm “thực sự” đầu tiên của Ấn Độ là một nhân vật hoạt hình.

Thế nhưng, đột nhiên những chiếc điện thoại thông minh giá bình dân đã đưa tất cả những hình ảnh, nội dung khiêu dâm này vào tay hàng triệu người Ấn. Theo số liệu thống kê của Manwin Holding, hãng sở hữu những trang web khiêu dâm miễn phí lớn nhất thế giới, 150 triệu người dùng Internet Ấn Độ truy cập những trang web khiêu dâm với khoảng 2 triệu lượt vào mỗi ngày.


Smartphone giá rẻ cùng với sự sẵn có của các hình ảnh khiêu dâm bất hợp pháp đang khiến nhiều người dùng di động Ấn Độ truy cập vào các website khiêu dâm

Trong khi đó, số các vụ án cưỡng hiếp đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 1995, thời điểm Internet lần đầu tiên đến Ấn Độ, theo Cục Lưu trữ Hồ sơ tội ác quốc gia. Gần đây hơn, các báo cáo về cưỡng hiếp đã tăng mức cao 12% kể từ khi các mẫu smartphone giá rẻ có bán trên thị trường cách đây 2 năm.

“Nội dung khiêm dâm đang đi sâu vào lối sống và hành vi của người trẻ ở Ấn Độ”, Clifford, một thành viên của tổ chức Rescue, nói, và cho biết các khảo sát của Rescue cho thấy các sinh viên đại học thú nhận trung bình mỗi tuần họ xem các nội dung “khiêu dâm bạo lực” trong 2 giờ đồng hồ.

Nội dung khiêu dâm là “tội đồ” của các vụ cưỡng hiếp?

Cả các cơ quan truyền thông lẫn chính quyền đều nhanh chóng liên kết giữa sự sẵn có của nội dung khiêu dâm với việc gia tăng các vụ án bạo lực tình dục. Một bài báo gần đây trên trang India Today, tạp chí hàng tuần nổi tiếng của Ấn Độ, đã thu hút sự chú ý của công chúng đối với việc ra đời hàng loạt “trung tâm tải clip” – những địa điểm tải bất hợp pháp các nội dung khiêu dâm vào điện thoại và thẻ nhớ của khách hàng. Bài báo đã trích dẫn số liệu của Google AdWords rằng: “Người dùng ĐTDĐ Ấn Độ vào tìm kiếm các từ khoá “khiêu dâm” trung bình đến 4,1 triệu lần mỗi tháng. Ngoài ra, còn nhiều từ khoá nhạy cảm như “video cưỡng hiếp…”.

Hồi tháng 6 vừa qua, cơ quan quản lý viễn thông Ấn Độ đã cấm 39 website, tất cả đều đặt máy chủ ở nước ngoài, cho phép người dùng chia sẻ các nội dung khiêu dâm.

Mới đây, Ấn Độ đã thành lập một uỷ ban chuyên tìm kiếm các biện pháp chặn khiêu dâm Internet. Nhưng liệu làn sóng nội dung khiêu dâm này có thực sự đáng trách và là nguyên nhân gây nên thảm hoạ các vụ cưỡng hiếp bạo lực ở Ấn Độ?

Sau nhiều năm tranh cãi, các nhà tâm lý học và các nhà khoa học ở cả Ấn Độ và thế giới vẫn băn khoăn liệu có phải những nội dung khiêu dâm khiến đàn ông trở thành những kẻ cưỡng hiếp. Sai Gaddam, nhà khoa học ở Bangalore nói rằng có rất ít dữ liệu quý giá hỗ trợ cho những lời tuyên bố về tác động khủng khiếp của việc web khiêu dâm tràn lan.

“Chúng tôi nhận thấy một hiện tượng trái ngược”, Gaddam nói. “Nội dung khiêu dâm càng dễ dàng tìm kiếm, càng có ít các vụ án cưỡng hiếp”.

Theo Xahoithongtin



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.