Người dùng tức giận vì iPhone biến thành "cục gạch"

Apple đang đối mặt với vụ kiện tập thể liên quan tới "Lỗi 53", từng là ác mộng với chủ nhân có chiếc iPhone biến thành "cục chặn giấy" vì trót sửa chữa linh kiện bên ngoài hệ thống bảo hành chính hãng.

Apple đang đối mặt với vụ kiện tập thể liên quan tới "Lỗi 53", từng là ác mộng với chủ nhân có chiếc iPhone biến thành "cục chặn giấy" vì trót sửa chữa linh kiện bên ngoài hệ thống bảo hành chính hãng.

iPhone, lỗi, cục gạch, 503, bị kiện,

Công ty luật PCVA có trụ sở tại Seattle, Mỹ đang điều tra một tính năng bảo mật trong iPhone có thể biến chiếc điện thoại này thành "cục gạch" nếu bị can thiệp về phần cứng.

Ban đầu, những iPhone sửa chữa bên ngoài hệ thống bảo hành Apple đều chạy ổn định, kể cả tính năng Touch ID. Nhưng sau đó, khi người dùng nâng cấp lên phiên bản iOS mới hơn (hoặc cố khôi phục điện thoại từ một bản sao lưu từ trước), bản nâng cấp hệ điều hành sẽ kiểm tra toàn bộ hệ thống để đảm bảo rằng cảm biến Touch ID có thể tương thích với phần cứng còn lại. Nếu nó thấy không tương thích, iPhone sẽ ngừng hoạt động.

Theo Apple, đây là tính năng bảo mật sẵn có do công ty quy định mỗi cảm biến Touch ID chỉ đi với một chiếc điện thoại nhất định, và không cho phép cảm biến đó chạy trên những chiếc iPhone khác. Đó là bởi tính nhạy cảm của các thông tin khi gắn với Touch ID, thường bao gồm dấu vân tay và Apple Pay.  

Tuần trước, phát ngôn viên Apple nói rằng "Lỗi 53" là kết quả quá trình kiểm tra an ninh hệ thống được thiết kế để bảo vệ khách hàng.

Tuy nhiên, tới nay người dùng iPhone vẫn chưa có thông tin cụ thể về "Lỗi 53". Kể cả khi đó là biện pháp an ninh thì nhiều người vẫn thấy tức giận khi họ phải mang chiếc điện thoại "cục gạch" tới cửa hàng ủy quyền của Apple, đồng thời phải trả tiền sửa chữa vì sản phẩm phá vỡ bảo hành.

Hầu hết các trường hợp Lỗi 53 xuất hiện do sửa nút home tại các cửa hàng bên ngoài, nhưng cũng có một số trường hợp do thay thế màn hình mà ra. Cách duy nhất để tránh lỗi này là sửa chữa tại cửa hàng Apple Store hoặc các cửa hàng do Apple ủy quyền. Tuy nhiên, tại các nước không có hệ thống bảo hành chính hãng này thì đó thực sự là một vấn đề.

Thêm vào đó, sửa chữa tại cửa hàng Apple chính hãng thường đắt hơn nhiều so với sửa ở bên ngoài. Đây chính là khía cạnh mà vụ kiện tập thể đang nhắm tới. PCVA tin rằng Apple có chủ ý buộc người dùng phải sử dụng dịch vụ sửa chữa của họ. Chẳng hạn, nếu thay màn hình iPhone bên ngoài, bạn chỉ mất từ 50 – 80USD, nhưng nếu thay tại cửa hàng Apple thì số tiền đó có thể là 129USD hoặc hơn.

Theo VietNamNet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.