Samsung, Oppo bị kiện vì cài ứng dụng rác trên smartphone

Giới truyền thông Trung Quốc vừa đưa tin Samsung và Oppo sẽ phải giải thích về số lượng lớn các phần mềm rác không thể gỡ bỏ được

Giới truyền thông Trung Quốc vừa đưa tin Samsung và Oppo sẽ phải giải thích về số lượng lớn các phần mềm rác không thể gỡ bỏ được, hay còn gọi là crapware, trên các smartphone bán tại thị trường lớn nhất thế giới này.

Samsung, Oppo, bị kiện, crapware,

Samsung và Oppo bị kiện tại Trung Quốc vì cài đặt một loạt ứng dụng không thể gỡ bỏ được.

Tờ ShanghaiDaily cho hay, Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng Thượng Hải đã phát đơn kiện Samsung và hãng sản xuất smartphone nội địa Oppo vì đã tải một số lượng lớn phần mềm rác crapware vào smartphone.

Uỷ ban này đã nghiên cứu 20 smartphone khác nhau và cho biết rất nhiều ứng dụng được cài đặt trước trên các smartphone của Samsung và Oppo nhưng không cho phép người dùng gỡ bỏ chúng. Cơ quan này cho rằng những ứng dụng này đã làm tốn cước dữ liệu di động của người dùng. Họ cũng đã chỉ đích danh những smartphone vi phạm quyền lợi của người dùng, cụ thể Galaxy Note 3 đã đuowcj cài đặt trước 44 ứng dụng, và Oppo Find 7a cài đặt trước 71 ứng dụng.

Luật sư của nguyên đơn cho rằng cả Samsung và Oppo đều không thông báo với người dùng về những ứng dụng crapware này. Họ cho rằng điều này đã vi phạm quyền được biết của người dùng.

Uỷ ban này muốn toà ban hành một lệnh bắt buộc các nhà sản xuất smartphone phải thông báo rõ ràng các ứng dụng được cài đặt trước trong hộp xuất xưởng, và hướng dẫn người dùng cách gỡ bỏ các ứng dụng này.

Đơn kiện cho biết Samsung và Oppo có 15 ngày để thực hiện theo yêu cầu trên nếu không sẽ phải hầu toà.

Crapware được xem là một vấn đề đau đầu với người dùng trên tất cả các nền tảng di động. Tuy nhiên, điều này càng nghiêm trọng hơn tại Trung Quốc khi các các ứng dụng của Google, như Google Play Store, Gmail, Google Maps, Chrome, Drive, calendar, và kho nhạc, phim, TV, sách, báo của Google… đều bị cấm cửa tại nước này. Các OEM muốn bán smartphone tại Trung Quốc sẽ phải phát triển ứng dụng dành riêng cho thị trường này hoặc mua bản quyền ứng dụng từ đối tác thứ 3, như Baidu. Tuy nhiên, không ít người dùng muốn sử dụng các phần mềm này và muốn gỡ bỏ chúng để sử dụng các ứng dụng do mình lựa chọn.

“Đơn kiện là nỗ lực mới nhất của chúng tôi nhằm bảo về quyền lợi của người dùng, sau khi các phương pháp khắc phục khác đều đã thất bại”, Tao Ailian, Tổng thư ký của Uỷ ban bảo vệ quyền lợi người dùng Thượng Hải, nhấn mạnh. “Chúng tôi hy vọng đơn kiện này sẽ là đòn răn đe cho các hãng sản xuất khác chấm dứt việc cài đặt các ứng dụng rác vào điện thoại mà không thông báo với người dùng. Đây là cách làm lành mạnh hoá toàn bộ ngành công nghiệp di động”.

Theo Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.