Sắp có nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ

Rạng sáng 166 này, Việt Nam cùng nhiều nơi trên thế giới sẽ quan sát được nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21. Những nơi sẽ quan sát được nguyệt thực bao gồm châu Âu, châu Phi, châu Á, Úc, New Zealand, miền Nam của Nam Mỹ và miền Đông Nam của nước Mỹ.

 Rạng sáng 16/6 này, Việt Namcùng nhiều nơi trên thế giới sẽ quan sát được nguyệt thực toàn phầndài nhất thế kỷ 21.

Những nơi sẽ quan sát được nguyệt thực bao gồm châu Âu, châu Phi, châu Á,Úc, New Zealand, miền Nam của Nam Mỹ và miền Đông Nam của nước Mỹ.

Bóng tối của Trái đất sẽ bao phủ hoàntoàn Mặt trăng trong khoảng thời gian kỉ lục 100 phút. Đây là một trongnhững lần nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỉ 21.

Kỹ sư Đặng Tuấn Duy, Chủ nhiệm Câu lạcbộ Thiên văn nghiệp dư TP HCM cho VTC News biết, theo các tính toán củaNASA, tại Việt Nam, Nguyệt thực nửa tối sẽ bắt đầu từ lúc 0 giờ 22 phút ngày16/6, khi trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất.

Sắp có nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ
Rạng sáng 16/6, Việt Nam cùng nhiều nơi trên thế giới sẽ quan sát được nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21. Ảnh: realastrologers. 

Nhưng Nguyệt thực nửa tối sẽ rấtkhó nhận biết vì Mặt trăng chỉ tối hơn bình thường một chút. Thời điểmmà chúng ta nên bắt đầu quan sát là 1 giờ 22 phút, Mặt Trăng sẽ bắtđầu vào vùng bóng tối của Trái Đất, bắt đầu giai đoạn Nguyệt thựcmột phần. Lúc đó, màu sắc của vùng bóng trái đất in trên MặtTrăng sẽ chuyển dần từ đen xám sang ửng đỏ khi vùng bóng nàylớn dần.

Nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu vàolúc 2 giờ 22 phút. Toàn bộ mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ. Nguyệt thực toànphần đạt cực đại vào lúc 3 giờ 12 phút, cũng là lúc mặt trăng nhuốmmàu đỏ đồng rõ đẹp nhất.

Chúng ta sẽ tiếp tục quan sát được phanguyệt thực toàn phần cho đến 4 giờ 02 phút. Sau đó trăng sẽ dần ra khỏivùng tối, màu sắc dần trở về bình thường cho đến khi trăng rakhỏi vùng bóng tối hoàn toàn vào lúc 5 giờ 02 phút và kết thúc nguyệtthực một phần.

Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này hoàntoàn quan sát được bằng mắt thường và không gây hại đến sức khỏe của conngười, không phải là một điềm báo gì xấu.

Theo các nhà khoa học, mỗi năm có tốiđa 2 lần Nguyệt thực toàn phần (có năm không có). Đặc biệt, năm 2011 này sẽcó 2 nguyệt thực toàn phần quan sát được ở Việt Nam.

Vào chập tối ngày 10/12/2011, chúng tasẽ lại thấy nguyệt thực toàn phần, tuy thời gian quan sát có thuận lợi hơnnhưng lần nguyệt thực toàn phần này chỉ kéo dài trong 52 phút.

Mỗi lần Nguyệt thực là một dịp các bạntrẻ yêu khoa học được chụp ảnh, kiểm định lại bầu khí quyển, tính toán bánkính Trái Đất…

Theo Phương Đông
 VTC



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.