Sóng wifi từ điện thoại ‘ăn mòn’ sức khỏe thế nào?

Bác sỹ Nguyễn Mạnh Hùng – Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương Hà Nội cho rằng dùng wifi và thiết bị di động có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Bác sỹ Nguyễn Mạnh Hùng – Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương Hà Nội cho rằng dùng wifi và thiết bị di động có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Hạt giống chết vì wifi?

Nhiều người khi ngủ vẫn bật điện thoại đặt cạnh gối và dường như chúng ta đều không thể tách rời Internet mọi lúc, mọi nơi.

Và nhiều người không biết rằng, wifi đã trở thành một sát thủ vô hình đe dọa đến sức khỏe.

Sóng wifi từ điện thoại ‘ăn mòn’ sức khỏe thế nào?

Theo tờ Daily Mail, 5 nữ sinh trung học người Đan Mạch, đã nghi ngờ về tác động của những chiếc điện thoại không dây truy cập Internet của mình có thể là nguyên nhân dẫn đến giảm chất lượng giấc ngủ. Do đó họ đã sử dụng sự tăng trưởng của thực vật để nghiên cứu tầm ảnh hưởng của wifi.

Họ làm một thử nghiệm, đặt cải xoong và những hạt đậu thuộc 1 trong 6 loại bổ dưỡng tốt cho máu bên trong 2 căn phòng khác biệt, một căn phòng sẽ được bật thiết bị wifi cả ngày, căn phòng còn lại thì không có tín hiệu wifi.

Sau 12 ngày quan sát đã phát hiện sự khác biệt trong sự phát triển của hạt giống trong 2 căn phòng đều có một sự thay đổi lớn.

Phòng không có tín hiệu wifi, hạt đậu đã có sự nảy mầm và tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng tại phòng có tín hiệu wifi, cải xoong và hạt đậu không chỉ không phát triển, mà còn héo úa.

Nghiên cứu này cho thấy bức xạ wifi chỉ trong vòng hai tuần có thể khiến cho cây chết đi.

Do đó, nó cũng nhắc nhở chúng ta khi đi ngủ, tốt nhất hãy nên tắt tính năng wifi trên máy tính hoặc điện thoại, để các thiết bị nghỉ ngơi, đồng thời cũng giúp giữ gìn sức khỏe cho chính mình.

Theo bài báo, bạn nên ngồi cách xa thiết bị wifi ít nhất là một mét, và nên đặt laptop trên bàn thay vì đặt trên đùi.

Sóng wifi ảnh hưởng đến thần kinh

Hiện nay, trong giới khoa học vẫn chưa có sự thống nhất về tác động của sóng wifi lên sức khỏe, một số nghiên cứu nói rằng có, một số bảo rằng không.

PGS.TS Nguyễn Trung Chính, cố vấn cao cấp của Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, nguyên là Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện 108 cho biết sóng wifi không có tác dụng nhiều đến sức khỏe con người bởi không đủ mạnh.

Sóng wifi từ điện thoại ‘ăn mòn’ sức khỏe thế nào?

Trước đó, các nghiên cứu sóng điện từ và sóng radio an toàn với con người. Hiện tại, Việt Nam cũng như trên thế giới chưa có nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh nào về tác dụng của sóng wifi đối với con người.

Các nhà khoa học khác cũng chỉ ra rằng, các bộ phận của sóng wifi thường ở cách xa người dùng và sóng yếu nên nó không đi sâu vào cơ thể.

PGS Chính khẳng định, wifi không thể gây ra ung thư vì ung thư có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Các nhà khoa học cho rằng nghiên cứu dịch tễ không chỉ ra được tác động của bức xạ không dây đến sức khỏe của người.

Mọi người cũng có thể tự bảo vệ mình như không nên đặt thiết bị wifi trong phòng ngủ, đặt cách xa khu vực ngồi làm việc. Hạn chế kết nối wifi trên thiết bị di động để có cuộc sống thăng bằng hơn tránh gây vào tình trạng nghiện.

Nhưng cũng có ý kiến khác cho rằng, wifi tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Ví dụ như hiện tượng mất ngủ do sóng wifi tạo ra, theo bác sỹ Nguyễn Mạnh Hùng – Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương Hà Nội: wifi và thiết bị di động có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Nếu sử dụng máy tính hay ipad hoặc iphone kéo dài trong ngày thì sẽ gây căng thẳng thần kinh làm cho rối loạn giấc ngủ như kém ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu nên hay nằm mơ.

Từ căng thẳng thần kinh nên cũng gây kém tập trung và từ kém tập trung gây hay quên. Nếu rời bỏ xa thiết bị di động, không có wifi không tập trung vào nó thì con người sẽ cảm thấy ngủ ngon hơn, bớt mệt mỏi hơn.

Có một thực tế là ngày nay người ta thường “dị ứng” với các loại sóng vô tuyến, và thường “gán” cho nó những tác dụng rất khủng khiếp như gây vô sinh, gây ung thư, rồi ảnh hưởng tới thai nhi trong quá trình phát triển.

Kiến Hoàng

Theo VTC news
Chia sẻ: Email Print 0Bình luận »

Gửi bình luận của bạn

Các thắc mắc của bạn đọc về sức khỏe sẽ được giải đáp tại chuyên mục Phòng mạch online, mời các bạn đón đọc.
Tổng biên tập: TTƯT.BS.Trần Sĩ Tuấn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.