"Tăng động giảm chú ý là một căn bệnh không có thật"

Bác sĩ Richard Saul, nhà thần kinh học hành vi đang khiến giới y học thật sự sửng sốt khi ông tuyên bố: "Chứng tăng động giảm chú ý không tồn tại và việc uống thuốc chỉ gây thêm nhiều tác hại cho trẻ".

Bác sĩ Richard Saul, nhà thần kinh học hành vi đang khiến giới y học thật sự sửng sốt khi ông tuyên bố: "Chứng tăng động giảm chú ý không tồn tại và việc uống thuốc chỉ gây thêm nhiều tác hại cho trẻ".

 Trong công trình nghiên cứu viết thành sách mang tên "Bệnh tăng động giảm chú ý không tồn tại" vừa xuất bản tại Chicago, bác sĩ Richard Saul đưa ra quan điểm ngược lại hoàn toàn so với những gì y học định nghĩa lâu nay.

Ông cho rằng tình trạng tăng động giảm chú ý dường như đã lan rộng như một vụ cháy rừng trên phạm vi toàn cầu trong những năm gần đây. Các bệnh nhân đã được chẩn đoán và cấp thuốc. Hơn 4% người trưởng thành và 11% trẻ em tại Mỹ được chẩn đoán bị ADHD, tăng hơn 40% trong thập kỷ vừa qua. Hiện tại, chứng rối loạn này được cho là phổ biến nhất tại Anh và ảnh hưởng đến 2–5% trẻ em trong độ tuổi đi học.

"Tăng động giảm chú ý là một căn bệnh không có thật" 1
Bác sĩ Richard Saul cho rằng để điều trị ADHD không phải dùng chất kích thích, mà phải tìm ra nguyên nhân gốc của vấn đề.


Bác sĩ Richard Saul cho biết, điều trị ADHD như một căn bệnh sẽ vô cùng khủng khiếp, nguy hiểm và có thể gây hại cho bệnh nhân. Quy định đối với các chất kích thích được sử dụng để điều trị tăng động giảm chú ý (bao gồm Ritalin) đã được tăng gấp đôi đối với trẻ em và gấp 4 lần đối với người lớn tại Anh từ năm 2003 đến 2008. Ông cho rằng việc điều trị ADHD bằng chất kích thích sẽ gây ra một loạt tác dụng phụ nguy hiểm, thậm chí có thể làm các triệu chứng tăng động trở nên tồi tệ hơn.

Tác dụng phụ của các chất kích thích là rất tai hại, bao gồm: chán ăn (nguy hiểm cho trẻ em bởi chúng cần chế độ ăn uống khoa học), rối loạn giấc ngủ (sự mệt mỏi có thể làm trầm trọng các vấn đề về sự chú ý), lo lắng, khó chịu, tâm trạng căng thẳng, dậy thì trễ và các vấn đề về tình dục ở người lớn (như rối loạn chức năng cương dương).

Sử dụng lâu dài các chất kích thích còn khiến bệnh nhân "lờn" thuốc, nghĩa là càng về sau họ cần liều lượng cao hơn. Các loại thuốc có thể làm hỏng bộ nhớ và sự tập trung, thậm chí giảm tuổi thọ và khiến bệnh nhân tự tử.

Bác sĩ Richard Saul đã đưa ra những ví dụ điển hình về việc điều trị ADHD không cần dùng đến chất kích thích:

Một bé gái 7 tuổi được đưa đến chỗ tôi vì cô bé gây rối, nói lớn và bồn chồn trong lớp học. Cô bé đã được chẩn đoán về ADHD và kê đơn thuốc có chất kích thích Adderall (tương tự như Ritalin). Tác dụng phụ của thuốc này lại gây ra chứng mất ngủ khiến tình trạng của bệnh nhi càng tệ hại hơn. Tôi đã kiểm tra thị lực và phát hiện cô bé cần được đeo kính do bị cận thị. Thực ra hành vi phá phách của cô trong lớp bắt nguồn từ sự nhàm chán, vì trên thực tế bé không thể nhìn thấy những gì thầy cô dạy trên bảng. Khi đã được đeo kính, hành vi của cô bé được cải thiện gần như hoàn toàn. Em đã không còn bị ADHD, hay nói đúng hơn ngay từ đầu cô bé không hề bị ADHD. Tương tự như thế, nhiều trẻ em hay phân tâm và nhìn chằm chằm ra cửa sổ, trên thực tế, chúng bị mỏi mắt và cần kính chứ không phải chất kích thích.

Một cậu bé 9 tuổi khác được đem đến cho tôi, người mẹ hết sức lo lắng vì con đã gây rối, thiếu chú ý và xa lánh mọi người trong trường. Cậu đã được chẩn đoán bị ADHD và được tiêm chất kích thích, nhưng thuốc khiến làm cậu bé giảm cân và mất ngủ. Tôi được người mẹ kể cho nghe về kết quả kiểm tra: cậu bé đã mất thính lực hơn 50% ở cả 2 tai. Sau khi được trang bị máy trợ thính, hành vi của em được cải thiện đáng kể và dần trở nên gần gũi hơn với mọi người.

"Tôi tin vào những khái niệm về chứng tăng động giảm chú ý vì dường như nó giải thích các vấn đề ảnh hưởng đến sự chú ý của rất nhiều trẻ em. Nhưng trong những năm gần đây tôi nhận ra rằng các triệu chứng đó có thể do hàng loạt nguyên nhân nhưng đã bị bỏ qua vì người ta quy hết cho ADHD.

Những lập luận trong cuốn sách mới của tôi về đề tài này đã tạo ra một cuộc tranh cãi dữ dội tại Mỹ (nơi tôi công tác với vai trò nhà thần kinh học hành vi). Họ cho rằng chúng tôi đã bị mắc kẹt trong vòng xoáy chẩn đoán sai về ADHD và hàng loạt đơn thuốc với các chất kích thích như Ritalin. Tuy nhiên, chỉ khi điều tra đúng cách, xác định và điều trị từ các nguyên nhân một cách chính xác, chúng tôi mới có thể giúp đỡ các bệnh nhân", bác sĩ Richard Saul cho biết.

Các bệnh nhân tăng động giảm chú ý thực ra là ở nhiều tình trạng khác nhau, chẳng hạn bị trầm cảm, rối loạn lưỡng cực hay tâm thần phân liệt. Những vấn đề này được cho là “cùng tồn tại song song” với chứng tăng động giảm chú ý. Nhưng theo quan điểm của tôi, chúng là nguyên nhân thực sự của triệu chứng ADHD. Khi điều trị chúng, bạn sẽ điều trị được ADHD.

"Tăng động giảm chú ý là một căn bệnh không có thật" 2
Một đứa trẻ bị giảm thính lực đôi khi cũng bị chẩn đoán nhầm thàn ADHD.


Một số nhầm lẫn với ADHD:

- Hội chứng rối loạn thần kinh và rối loạn xung lực ám ảnh (OCD) – cũng thường bị nhầm lẫn với tăng động giảm chú ý (ADHD). Các bệnh nhân mắc chứng này hay bị phân tâm hoặc hiếu động, đung đưa người hoặc loay hoay trên ghế. Tuy nhiên người ta lại gán cho các trường hợp này là mắc chứng tăng động giảm chú ý mà bỏ qua tình trạng bệnh thật sự của họ.

-  Trầm cảm và chứng rối loạn lưỡng cực đôi khi cũng bị nhầm lẫn là ADHD. Một cậu bé 12 tuổi đã tâm sự với tôi rằng chỉ vì nén cơn giận dữ mà cậu bị phân tâm và trở nên vô tổ chức, đôi khi tính tình sôi nổi, nhưng có khi lại xa lánh mọi người. Cậu bé được chẩn đoán bị ADHD nhưng dựa vào tâm trạng của cậu và tiền sử gia đình cho thấy cậu bé bị rối loạn lưỡng cực.

- Một số thanh thiếu niên hay cáu kỉnh, mất tập trung, mệt mỏi hoặc gặp khó khăn trong ghi nhớ và học tập đã được chẩn đoán là tăng động. Sau đó bác sĩ cho tiêm chất kích thích. Trong khi nguyên nhân thực sự gây ra vấn đề của họ là do sử dụng cần sa hoặc rượu quá nhiều.

Trong chương cuối cùng cuốn sách của mình, Richard Saul kêu gọi mọi người cần phải suy nghĩ lại về nguyên nhân thực sự của các triệu chứng này, ông nói: "Chúng ta phải loại bỏ các chẩn đoán cũ về ADHD trong thập kỷ vừa qua. Đó là những quan điểm sai mà nhiều bác sĩ, công ty dược phẩm và thậm chí các bệnh nhân vẫn bám vào. Trên thực tế nhiều ca bị chẩn đoán nhầm lẫn giữa chứng tăng động giảm chú ý với chứng đau tim, các bệnh về tim, từ đó gây hậu quả nghiệm trọng, thậm chí tử vong. Chúng ta cần ngăn chặn tình trạng này. Chỉ như thế mọi người mới được điều trị một cách hiệu quả với những tình trạng thực tế mà họ đang chịu đựng, hơn là phải thất vọng và bị bỏ rơi bởi "thần thoại về sự nguy hiểm của ADHD".

Theo Trí Thức Trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.