Chủ nhân đầu của chiếc đồng hồ mang lời nguyền chết chóc là Henry Graves Jr, một trong những người giàu nhất tại Mỹ thời bấy giờ, theo Daily Mail.
Năm 1925, ông Graves bí mật tiếp cận Patek Philippe và muốn họ tạo ra cho mình “chiếc đồng hồ phức tạp nhất trên hành tinh” với một mặt hiển thị các kỳ trăng, một mặt hiển thị thời gian bình minh và hoàng hôn New York. Chiếc đồng hồ phải có chuông báo thức, lịch vạn niên, thang đo năng lượng…
Henry Graves bắt đầu sử dụng đồng hồ của hãng Patek Philippe từ năm 1903, cho đến năm 1910 ông chính thức ủy nhiệm cho hãng đồng hồ này trở thành hãng cung cấp đồng hồ riêng của ông. Vào thời điểm đó, không ít người cảm thấy ganh tị với những chiếc đồng hồ mang gia huy gia đình ông, tuy nhiên, Henry muốn điều đặc biệt của những chiếc đồng hồ của ông không phải vì do chúng khiên người khác ganh tị, mà phải là do chúng đều là những chiếc đồng hồ vô cùng tinh xảo với những chi tiết, chức năng độc đáo không chỉ để xem giờ. Bị ám ảnh bởi ham muốn này, Henry bắt đầu cạnh tranh với hãng sản xuất xe hạng sang James Ward Packard trong cuộc đua tạo ra chiếc đồng hồ ấn tượng nhất. Năm 1925, ông có cuộc gặp riêng với Patek Phillippe và đưa ra yêu cầu về việc sản xuất chiếc đồng hồ tinh xảo nhất trên thế giới.
Chiếc đồng hồ chính thức được hoàn thành sau 3 năm nghiên cứu và 5 năm chế tạo với hai mặt đồng hồ, một mặt được chia thành 24 giờ, mặt còn lại chia thành 12 giờ. Mặt trước đồng hồ có bộ phận thông báo các phacủa mặt trăng và ở mặt sau là thông báo thời điểm mặt trời mọc và lặn ở New York hay thậm chí cả bản đồ sao trên bầu trời phía trên nhà Henry tại Ohio. Chiếc đồng hồ này có bộ phận thông báo các ngày trong tuần, báo thức và lịch ngày tháng cập nhật liên tục.
Vào năm 1933, sau khi trả 15 nghìn đô la Mỹ (tương đương với hơn 1
triệu đô la Mỹ ngày nay) cho chiếc đồng hồ, Henry không ngờ rằng ông đã
bỏ tiền ra để sở hữu một lời nguyền chết chóc. Chỉ bảy tháng sau khi
nhận được chiếc đồng hồ, bạn thân nhất của Henry qua đời, nhưng đây vẫn
chưa phải là điều tồi tệ nhất, tháng 11 năm 1934, con trai út
George của ông bị thiệt mạng trong một tai nạn giao thông tại Pasadena,
California. Trước đó, con trai cả của ông cũng đã mất do tai nạn giao
thông vào năm 1922. Lúc đó, Henry đã nghĩ đến việc bán chiếc đồng
hồ mang lời nguyền chết chóc nhưng rồi ông lại thay đổi quyết định và
giữ nó lại. Cho đến năm 1936, con gái ông – bà Gwendolen – đã xin ông
cho phép bà giữ chiếc đồng hồ khi ông định quăng chiếc đồng hồ xui xẻo
này xuống hồ.
Sau khi Henry mất vào năm 1953, bà Gwendolen chính
thức trở thành chủ nhân của chiếc đồng hồ tinh xảo. Đến năm 1960, bà
truyền lại cho con trai Reginald Pete Fullerton, người đã bán chiếc đồng
hồ với giá 200 nghìn đô la Mỹ (tương đương với 1,5 triệu đô la Mỹ ngày
nay). Chiếc đồng hồ được trưng bày bảo tàng Illinois cho đến khi một nhà
sưu tập bí ẩn mua lại với giá 11 triệu đô la Mỹ (tương đương với 16
triệu đô la Mỹ ngày nay). Mới đây, chiếc đồng hồ mang lời nguyền chết
chóc này đã đạt kỷ lục đấu giá mới khi được mua lại với giá 24 triệu đô
la Mỹ.