Vì sao Facebook không sản xuất smartphone?

Mấy ngày trước sự kiện Facebook, tin đồn về điện thoại Facebook càng nóng lên. Đó là câu chuyện hấp dẫn tới mức mọi người đều tin là thật. Nhưng tin đồn vẫn chỉ là tin đồn sau khi Facebook công bố Graph Search vào sự kiện rạng sáng 16/1.

Mấy ngày trước sự kiện Facebook, tin đồn về điện thoại Facebook càng nóng lên. Đó là câu chuyện hấp dẫn tới mức mọi người đều tin là thật. Nhưng tin đồn vẫn chỉ là tin đồn sau khi Facebook công bố Graph Search vào sự kiện rạng sáng 16/1.

Việc CEO Mark Zuckerberg liên tiếp phủ nhận việc dấn thân vào mảng di động dường như không có ý nghĩa gì tới người dùng. Tuy nhiên, sự kiện Facebook hôm 16/1 chứng minh Zuckerberg đúng. Facebook có nhiều lí do để xa lánh cuộc chơi điện thoại di động, dù là nền tảng hay phần cứng.

1. Smartphone là mảng "khó nhằn"

Trừ phi đang làm việc cho Apple hay Samsung, kinh doanh smartphone là cuộc đua dài hơi và mệt mỏi. Gần như mọi hãng điện thoại đều đang thua lỗ, ngay cả HTC dù chưa lỗ vẫn trượt dài.

Rất khó để trở nên nổi bật trước một rừng điện thoại Android bình dân, giá rẻ đang tràn ngập thị trường hay hàng loạt "siêu điện thoại" từ Apple hay Samsung. Cuộc chơi smartphone đang nghiêng về phía nhận diện thương hiệu, và Samsung, Apple là người chiến thắng.

2. Cơn đau đầu từ các nhà mạng


Nếu Facebook gia nhập mảng thiết bị, có nhiều thứ hãng phải làm: kênh bán lẻ, kênh phân phối, quan hệ với nhà mạng. Các nhà mạng luôn yêu cầu chất lượng dịch vụ cao, và khiến các hãng thiết bị di động phải lao tâm khổ tứ để được chấp thuận cho bán. Trong khi đó, kinh nghiệm của Facebook mới nằm ở phần mềm và trải nghiệm người dùng mà chưa từng thử nghiệm phần cứng.

3. Thị trường hệ điều hành đã bão hòa

Nền tảng Facebook chỉ "tốn tiền" nghiên cứu và phát triển khi dường như người dùng di động không còn cần thêm một nền tảng smartphone khác nữa. Năm 2013, hai nền tảng di động thống trị chắc chắn vẫn là Android, iOS; hai nền tảng tiếp theo là BlackBerry 10 và Windows Phone 8; bên cạnh đó còn có Ubuntu, Firefox, Tizen.

Mẫu điện thoại HTC Status có phím Facebook riêng. Ảnh: Cnet
Xây dựng một hệ điều hành đòi hỏi nhiều năm nghiên cứu liên quan tới mọi khía cạnh phần mềm. Khó làm đúng, dễ thất bại. Nếu Facebook muốn dấn sâu vào lãnh địa phần mềm, tốt hơn hãng nên bắt tay với đối tác như HTC hay Samsung để tạo ra trải nghiệm mạng xã hội sâu sắc hơn như một phần của nền tảng sẵn có.

4. Facebook cần tập trung vào ứng dụng


Facebook vẫn chưa có chiến lược di động rõ ràng và đang loay hoay tìm đường kiếm tiền từ ứng dụng. Cho tới thời điểm hiện tại, hiệu quả từ di động không đáng kể. Ngoài ra, nhiều người dùng phàn nàn sử dụng Facebook trên di động quá nhạt nhẽo. Cải tiến ứng dụng Facebook trên di động nên là ưu tiên số một.

Thực tế, Facebook từng "mon men" vào thị trường di động thông qua sự hợp tác với HTC. Hai mẫu HTC Salsa và HTC Status (ChaCha) đều có nút bấm Facebook riêng cho phép truy cập mạng xã hội nhanh chóng. Tuy nhiên, bất chấp sự phổ biến của Facebook, điện thoại Facebook không thể cất cánh.

Dù vậy, không thể đoán trước liệu Facebook có phát triển chiến lược di động theo lối đi của đối thủ Google hay không. Không có cách nào "sở hữu" trọn vẹn trải nghiệm người dùng tốt hơn việc thông qua thiết bị cá nhân như smartphone.

Theo ICTnews


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.