Mẹ 2 con trăn trở: Lương vợ chồng hơn 10 triệu, tiêu thế này thì đến bao giờ mới có nhà?

Danh sách chi tiêu đều được cô vợ trẻ này kê khai đầy đủ không thiếu khoản nào từ tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền sữa cho con, tiền quần áo giày dép… cho đến tiền sữa tắm, dầu gội đầu.

Danh sách chi tiêu đều được cô vợ trẻ này kê khai đầy đủ không thiếu khoản nào từ tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền sữa cho con, tiền quần áo giày dép… cho đến tiền sữa tắm, dầu gội đầu. Trong đó, khoản ngốn nhiều tiền nhất phải kể đến là tiền ăn uống sinh hoạt cho cả gia đình.

Làm sao mua nhà với lương 2 vợ chồng hơn chục triệu mỗi tháng luôn là câu hỏi đau đáu trong lòng các chị em phụ nữ khi chưa hết tháng tiền trong túi đã bay đi đâu hết.

Chính vì thế, nhiều cô vợ trẻ chọn cách liệt kê chi tiết, rõ ràng từng khoản chi trong tháng để cân đối chi tiêu cho hợp lý. Đó cũng là cách làm mà cô vợ trẻ Dinh Dinh đang áp dụng.

Danh sách chi tiêu đều được cô vợ trẻ này kê khai đầy đủ không thiếu khoản nào từ tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền sữa cho con, tiền quần áo giày dép,… đến tiền sữa tắm, dầu gội đầu hay băng vệ sinh. Trong đó, khoản ngốn nhiều tiền nhất phải kể đến là tiền ăn uống sinh hoạt cho cả gia đình: gạo, đồ ăn, mắm muối...


Ảnh minh họa.

Cách làm kế toán gia đình có vẻ rất bài bản của cô vợ này có lẽ khiến không ít chị em phải thán phục, vì xưa nay, nhiều bà nội trợ rút hầu bao ra chi tiêu theo kiểu thích tiêu gì thì tiêu, không ghi chép lại và đến khi hết tiền thì lại đau đầu không biết mình đã mua bán những thứ gì mà tiền bay đi vèo vèo.

Thế nhưng, có lẽ việc ghi chép này cũng chẳng thể giúp cô tiết kiệm được đồng nào mà chỉ mang tính chất thống kê lại xem từng tháng đã tiêu hết bao nhiêu, hay đề phòng trường hợp chồng có vặn vẹo vì sao lại chi tiêu tốn kém như vậy thì còn có bằng chứng mà đưa ra, vì chi vẫn vượt thu.

Tháng 7:

Nhà, điện, nước: 1,730 triệu

Thức ăn, hoa quả, gạo, mắm muối: 3,543 triệu

Sữa, các loại bánh kẹo, đồ chơi cho con: 1,2 triệu

Quần áo, giày dép: 1,7 triệu

Các loại ma chay, cưới hỏi: 1,8 triệu

Thuốc: 170k

Xăng dầu, điện thoại: 300k

Dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng, băng vệ sinh…: 1,050 triệu

Tiền học: 2 triệu

Tổng: 13,493 triệu


Tháng 8

Nhà, điện, nước: 1,4 triệu

Thức ăn, hoa quả, gạo, mắm muối: 5,040 triệu

Sữa, các loại bánh kẹo, đồ chơi cho con: 1,9 triệu

Quần áo, giày dép: 600k

Các loại ma chay, cưới hỏi: 900k

Thuốc: 270k

Xăng dầu, điện thoại: 360k

Dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng, băng vệ sinh…: 1,835 triệu

Tiền sách: 700k

Tổng: 13,0005 triệu

 

Tháng 9:

Nhà, điện, nước: 1,5 triệu

Thức ăn, hoa quả, gạo, mắm muối: 3,4 triệu

Sữa, các loại bánh kẹo, đồ chơi cho con: 1,506 triệu

Quần áo, giày dép: 700k

Các loại ma chay, cưới hỏi: 1,550 triệu

Thuốc: 50k

Xăng dầu, điện thoại: 440k

Dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng, băng vệ sinh…: 2,131 triệu

Tiền học: 450k

Về quê: 1,8 triệu

Tổng: 13,527 triệu


Tháng 10:

Nhà, điện, nước: 1,438 triệu

Thức ăn, hoa quả, gạo, mắm muối: 3,768 triệu

Sữa, các loại bánh kẹo, đồ chơi cho con: 1,205 triệu

Quần áo, giày dép: 2,190 triệu

Các loại ma chay, cưới hỏi: 1,570 triệu

Xăng dầu, điện thoại: 730k

Dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng, băng vệ sinh…: 700k

Tiền học: 450k

Tiếp khách, chuyển nhà: 4 triệu

Tổng: 16,051 triệu

Theo Dinh Dinh chia sẻ, lương tháng của 2 vợ chồng cô hơn chục triệu và bảng chi tiêu này chỉ tính riêng mẹ con vì chồng cô đi công tác xa nhà. Trong khi đó, nhìn bảng hạch toán chi tiêu ai cũng thấy rằng số tiền trang trải cho cả gia đình mỗi tháng cũng đã ngang ngửa với tổng thu nhập của vợ chồng cô. Bế tắc, không biết phải làm cách nào để cắt giảm chi phí, Dinh Dinh mong nhận được những góp ý của các chị em “không nên chi tiêu khoản nào và chờ bao lâu có đủ khả năng làm nhà?”.

Mẹ 2 con trăn trở: Lương 2 vợ chồng hơn 10 triệu, chờ bao lâu có đủ khả năng làm nhà?
Bảng hạch toán chi tiêu bài bản của bà mẹ 2 con.

Trước khi nhờ hội các chị em phụ nữ đưa ra lời khuyên thì Dinh Dinh cũng cho biết, khoản nào có thể giảm, cô đã giảm tối đa rồi. Thế nhưng, theo ý kiến của nhiều bà nội trợ thì có một số khoản vẫn có thể giảm hoặc cắt hẳn đi để tiết kiệm.

Tâm Anh nói: “Muốn tiết kiệm tiền làm nhà thì khoản quần áo, giày dép nên cắt bớt, khi nào thực sự cần mới mua còn vẫn dùng được thì thôi, chạy theo mốt tốn kém cả ra”.

Còn theo Quang Nguyen thì điều quan trọng nhất trong chi tiêu là tiêu ít hơn kiếm được. “Ba mình dạy là khi mua nhà/đất để ở là phải trích ít nhất 30% thu nhập mỗi tháng tiết kiệm, cộng thêm 10% thu nhập đề phòng khẩn cấp nữa, còn 60% còn lại là dành cho tất cả phí, hoá đơn, tiền học, quà cáp, ốm đau,... (khi ốm đau có thể tiêu lạm vào khoản 10%)”.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng không nên đặt nặng việc xây nhà, miễn là có chỗ ở vì ăn thì nhiều, ở thì được bao nhiêu? Quan trọng là vợ chồng, con cái có sống hạnh phúc, yêu thương nhau hay không. Theo Duy Nguyễn “lắm tiền nhiều của thì dễ sinh tật”.

Cũng có người đưa ra lời khuyên, thay vì nghĩ cách cắt giảm chi tiêu khi không thể giảm được nữa thì hãy nghĩ cách kiếm được nhiều tiền hơn. Góp ý này nghe có vẻ bùi tai và ai ai cũng muốn, bởi có ai mà không thích nhiều tiền? Nhưng không phải ai cũng có cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn. Bởi chỉ một trong ba yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa mất đi thì túi tiền cũng đầy/vơi đi ít nhiều.

Theo Trí thức trẻ



Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.