- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Câu đố Tiếng Việt: "Con gì khi đứng thì dùng chân, di chuyển thì dùng tay?" – Nghe xong đáp án bật cười vì quá thú vị!
Bạn mất thời gian bao lâu để đưa ra đáp án cho câu đố này?
- Câu đố tiếng Việt: "Vì sao dùng "Cãi chày cãi cối" mà không phải là vật dụng khác?" - Có kiến thức đỉnh lắm mới đoán ra được
- Câu đố Tiếng Việt: "Thân em xưa ở bụi tre, mùa đông xếp lại, mùa hè mở ra. Đố là cái gì?" – Ai sáng dạ lắm mới đoán ra
- Câu đố Tiếng Việt: "Vì sao gọi CHỈ VÀNG mà không gọi GRAM VÀNG?" - Đáp án siêu BẤT NGỜ, nghe xong mắt chữ O mồm chữ A
Đố kiến thức là trò chơi thú vị được cả người lớn và trẻ em yêu thích. Sau những giờ học tập, lao động căng thẳng, việc cùng nhau chơi giải đố sẽ giúp gắn kết tình cảm, đem lại những phút giây thư giãn, thoải mái.
Ngoài ra, chơi giải đố thường xuyên sẽ giúp bạn rèn luyện trí não, cải thiện khả năng tư duy, tích lũy được kiến thức. Nếu bạn là người yêu thích trò chơi này thì không thể bỏ qua chương trình Nhanh như chớp – nơi tổng hợp nhiều câu đố thú vị.
Trong mùa 2, tập 28, chương trình đã đưa ra một câu đố hóc búa, hấp dẫn với nội dung:
"Con gì khi đứng thì dùng chân, di chuyển thì dùng tay?".
Nguồn: Nhanh như chớp.
Với câu đố này, ngoài am hiểu kiến thức tự nhiên xã hội, người chơi cần phải có trí tưởng tượng, sự liên tưởng logic cùng khả năng phản xạ nhanh nhạy. Sau vài giây suy nghĩ, người chơi đã nhanh chóng đưa ra câu trả lời là CON CHIM. Đây cũng là đáp án được chương trình công nhận.
Con chim khi đứng yên sẽ dùng chân để giữ thăng bằng. Còn khi chúng di chuyển sẽ dùng "tay", được hiểu là phần cánh để bay lượn trên bầu trời.
Cung cấp thêm một chút kiến thức thì: Chim là tập hợp các loài động vật có xương sống, máu nóng, đi đứng bằng 2 chân, có mỏ, có cánh, có lông vũ và biết bay (phần lớn). Trong lớp Chim, có hơn 10.000 loài còn tồn tại, giúp chúng trở thành lớp đa dạng nhất trong các loài động vật 4 chi.
Các loài chim hiện đại mang các đặc điểm tiêu biểu như: Có lông vũ, có mỏ mà không có răng, để trứng có vỏ cứng bằng đá vôi, chỉ số trao đổi chất cao, tim có 4 ngăn cùng với một bộ xương nhẹ, xốp nhưng chắc. Tất cả các loài chim đều có chi trước đã biến đổi thành cánh và hầu hết có thể bay, trừ những ngoại lệ như các loài thuộc bộ Chim cánh cụt, bộ Đà điểu và một số loài đặc hữu sống trên đảo.
Con chim có nhiều cách di chuyển khác nhau. (Ảnh minh họa)
Phần lớn chim đều có thể bay, điều này tạo nên sự khác biệt giữa chúng với hầu hết các loài động vật có xương sống khác. Bên cạnh bay, các loài chim còn có kiểu di chuyển khác như: Leo trèo, bơi lặn hay đi trên mặt đất. Một số loài chim sống gần nước có khả năng bơi lặn giỏi do chân có màng hay bộ lông không thấm nước. Ngoài ra, hầu hết các loài chim đều có thể di chuyển trên mặt đất qua 2 cách là đi và chạy.
Chim có 2 giới tính: Trống (đực) và mái (cái). Giới tính của chim được xác định bởi 2 nhiễm sắc thể giới tính Z và W. Về khả năng nghe, chim dùng âm thanh để xác định ranh giới vùng làm tổ, cảnh báo kẻ thù xâm phạm lãnh thổ, bày tỏ tình cảm, báo hiệu thức ăn, dẫn đường chim di cư, báo hiệu nguy hiểm. Thính giác của loài chim gấp 10 lần con người.
Tuổi thọ của chim rất khác nhau, tùy theo loài. Chúng có tuổi thọ có từ 3 – 45 tuổi đối với một số loài chim sẻ và hơn 50 năm đối với một số loài hải âu. Thậm chí, một số loài chim có thể sống tới hơn 60 năm. Người ta dựa vào việc thay lông và mức độ khí hóa khung xương để ước tính ra tuổi của chim. Tuổi thọ của chim nuôi và chim hoang dã khác nhau do điều kiện môi trường sống thay đổi.
Chim sống và sinh sản ở hầu hết các môi trường trên cạn cũng như ở cả 7 lục địa. Tính đa dạng cao nhất về các loài chim thuộc những khu vực nhiệt đới. Trước đây, người ta nghĩ rằng tính đa dạng cao là kết quả của tốc độ hình thành loài cao ở những khu vực này. Nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy, ở khu vực có vĩ độ cao, tốc độ hình thành loài cao hơn nhưng lại bị bù trừ bởi tốc độ tuyệt chủng.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Giáo dục10 giờ trướcSau khi Bộ GD&ĐT công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề, các trường, khoa đào tạo nhóm ngành này đã công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển năm nay.
-
Giáo dục23 giờ trướcTân khoa Trần Lê Khả Ái bị câm điếc từ mới 22 tháng tuổi, đã vượt ra rất nhiều gian khó để đến hôm nay nhận được tấm bằng đại học của Trường Đại học Hoa Sen.
-
Giáo dục1 ngày trướcCác phụ huynh đứng trước cổng Trường mẫu giáo Duy Hải chờ mở cửa, chạy vào bên trong đăng ký cho con đi học.
-
Giáo dục1 ngày trướcThời gian thí sinh đăng ký nguyện vọng lên hệ thống đã hết một nửa thời gian. Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, có gần 40% số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học (ĐH) và đã nhập nguyện vọng lên hệ thống.
-
Giáo dục2 ngày trướcĐừng chỉ trách giám thị, vụ thí sinh bị điểm 0 vì ngủ quên trong phòng thi báo động về tính thụ động, vô trách nhiệm với chính mình của thế hệ học sinh hiện nay.
-
Giáo dục2 ngày trướcNgày 5/8, Bộ GD&ĐT ban hành quyết định 2159/QĐ-BGDĐT về khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
-
Giáo dục2 ngày trướcNgày 5/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
-
Giáo dục2 ngày trướcDù Giám thị giải thích làm đúng quy chế, nhưng tôi cứ lẩn thẩn rằng, nếu trong phòng thi, những người coi thi thực sự có tình yêu thương, có lẽ họ đã không để một học sinh “ngủ” lâu đến thế mà không cần biết lý do.
-
Giáo dục2 ngày trướcChuyên gia đưa ra khuyên giúp thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển tăng tỷ lệ đỗ.
-
Giáo dục2 ngày trướcThông tin này đang được nhiều phụ huynh ở TP Vinh quan tâm và bày tỏ sự bức xúc. Trường Tiểu học Đội Cung đã yêu cầu Hội phụ huynh trả lại tiền này.
-
Nam sinh 0 điểm vì ngủ quên: Trưởng điểm thi báo cáo với thanh tra Bộ nhưng vẫn 'quyết' theo quy chếGiáo dục2 ngày trướcLiên quan đến việc thí sinh bị 0 điểm môn tiếng Anh do ngủ quên trong giờ thi, Ông Phạm Việt Hưng- Trưởng điểm thi này đã báo cáo về Ban chỉ đạo kỳ thi, trao đổi với 2 đoàn thanh tra của Bộ GD&ĐT ủy quyền và của Sở GD&ĐT nhưng thống nhất chung là thực hiện đúng quy chế.
-
Giáo dục3 ngày trướcDù Giám thị giải thích làm đúng quy chế, nhưng tôi cứ lẩn thẩn rằng, nếu trong phòng thi, những người coi thi thực sự có tình yêu thương, có lẽ họ đã không để một học sinh 'ngủ' lâu đến thế mà không cần biết lý do.
-
Giáo dục3 ngày trướcGiám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết đã xử lý thí sinh chụp ảnh đề Toán gửi ra ngoài trong giờ thi, đồng thời khẳng định giám thị, trưởng điểm thi chưa hoàn thành hết trách nhiệm.