Con gái khóc nức nở vì bị gạch đáp án "7,5 - 2,5 = 5", bà mẹ tưởng bị trù dập, ai ngờ lại là bài học nhớ đời của giáo viên

Bà mẹ đã vỡ lẽ được nhiều điều sau khi nghe lời giải thích của giáo viên.

Sau khi cho con theo học, nhiều phụ huynh luôn băn khoăn với điểm số và thành tích học tập. Nhiều cha mẹ có suy nghĩ rất thực tế, bài nào điểm thấp hay cao đều phải truy ra nguyên nhân rõ ràng để con trẻ biết lỗi sai, lần sau sẽ tiến bộ hơn.

Bà mẹ Yun Qi (Trung Quốc) cũng là trường hợp tương tự. Con gái chị được đánh giá học giỏi, tư duy nhanh nhạy. Lần nào con gái cũng được 10 điểm khiến cho bà mẹ vô cùng tự hào.

Tuy nhiên bài kiểm tra mới đây, lần đầu tiên chị thấy con gái nức nở khóc. Bà mẹ liền tức tốc xem đáp án và nhận ra một bài tập có kết quả vô cùng khó hiểu.

Trong câu hỏi của cô giáo: "7,5 - 2,5 = ?" thì con gái đã viết đáp án "5".

Rõ ràng đây là đáp án đúng, tại sao cô giáo lại gạch sai. Bà mẹ này đã lập tức gọi điện cho giáo viên, yêu cầu giải thích rõ ràng cho việc trừ điểm này.

Con gái khóc nức nở vì bị gạch đáp án 7,5 - 2,5 = 5, bà mẹ tưởng bị trù dập, ai ngờ lại là bài học nhớ đời của giáo viên-1


Cô giáo đã gửi lại nguyên bài toán mà vị giáo viên này ra đề. Trong đó ghi rõ, yêu cầu giữ nguyên số sau dấu thập phân. Vậy nên đáp án đúng phải là: "7,5 - 2,5 = 5,0". Chứ không phải đáp án sai: "7,5 - 2,5 = 5".

Đây là một chi tiết rất quan trọng, yêu cầu trẻ phải chú ý vào yêu cầu và nội dung bài tập. Nếu bỏ qua chi tiết này thì việc mất điểm là điều khó tránh khỏi.

Thực tế, nội dung kiến thức Tiểu học đều không quá phức tạp. Vậy nên để thách thức học sinh, các giáo viên đều thêm các chi tiết nhỏ vào bài tập. Đề bài từ việc chỉ đơn thuần tính toán, sẽ chuyển lên dạng nâng cao yêu cầu sự quan sát của học sinh.

Đây cũng là thói quen học tập mà giáo viên muốn rèn luyện cho trẻ Tiểu học. Chăm chỉ và cẩn thận ngay từ bé, sẽ giúp học sinh tránh được việc chỉ làm bài tập một cách cứng nhắc.

Con gái khóc nức nở vì bị gạch đáp án 7,5 - 2,5 = 5, bà mẹ tưởng bị trù dập, ai ngờ lại là bài học nhớ đời của giáo viên-2
(Ảnh minh họa)

Cha mẹ cũng có thể rèn luyện năng khiếu này cho trẻ theo những lưu ý sau:

1. Hình thành thói quen học tập

Những thói quen học tập tốt có thể theo chân trẻ suốt thời gian học. Một số trẻ có tư duy nhanh nhạy, linh hoạt nhưng lại có thói quen học tập xấu, thì càng lên lớp lại càng khó sửa. Một số thói quen tốt cha mẹ cần hình thành ngay từ nhỏ như: Xem bài tập trước khi đến lớp, sắp xếp logic việc ghi chép, ôn bài trước khi thi, tập trung trong giờ học...

2. Phát triển ý thức kỷ luật tự giác

Cha mẹ không thể theo chân con cả đời, vậy nên cần rèn luyện cho trẻ ý thức tự giác, tự lo cho bản thân. Ý thức kỷ luật của trẻ thường xuất phát từ lòng tự trọng, lòng tự trọng càng cao thì ý thức kỷ luật càng cao. Cha mẹ chỉ cần nói cho con biết tại sao con muốn làm điều này, ý nghĩa là gì để khơi dậy động lực làm việc bên trong của bé...

3. Trau dồi khả năng đọc hiểu

Đọc sách là nền tảng tốt cho tất cả môn học. Những đứa trẻ kém khả năng đọc, thường không hiểu ý nghĩa chủ đề, bỏ qua những thông tin quan trọng, hoặc tỏ ra "bất cẩn" như con gái của Yun Qi.

Theo Trí Thức Trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.toquoc.vn/con-gai-khoc-nuc-no-vi-bi-gach-dap-an-75-25-5-ba-me-tuong-bi-tru-dap-ai-ngo-lai-la-bai-hoc-nho-doi-cua-giao-vien-22020111220243293.htm

bài kiểm tra


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.