Lương thấp, hơn chục nghìn giáo viên bỏ việc: Bộ GD&ĐT xoay xở thế nào?

Năm nay, các địa phương được biên chế tuyển 27.850 giáo viên mầm non, phổ thông công lập nhưng đến thời điểm này mới tuyển được 15.540 giáo viên.

Đó là một trong những nội dung báo cáo của Bộ GD&ĐT gửi Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, cả nước có 1,6 triệu giáo viên, thiếu khoảng 100.000 người. Riêng trong năm 2022, cả nước có hơn 16.000 giáo viên bỏ việc. Tính trung bình cứ 100 giáo viên có 1 người bỏ việc, tỉ lệ chiếm 1%.

Bộ Chính trị đã giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến năm 2026, riêng năm học 2022 - 2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập. Tuy nhiên, trong năm học này, các địa phương mới chỉ tuyển dụng mới được 15.541 giáo viên. Như vậy, số giáo viên năm học này còn thiếu là 12.309 người. Trên thực tế, số giáo viên thiếu trong năm học sẽ cao hơn vì nhiều người nghỉ việc.

Lương thấp, hơn chục nghìn giáo viên bỏ việc: Bộ GD&ĐT xoay xở thế nào?-1Ngành giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới nhưng đối mặt với khó khăn lớn là thiếu giáo viên trầm trọng.

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang phối hợp với Bộ Nội vụ và các địa phương rà soát về số lượng và cơ cấu giáo viên ở tất cả các cấp học, môn học, xác định cụ thể số lượng giáo viên còn thiếu để đề xuất bổ sung biên chế năm học 2023 - 2024 nhằm khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và thiếu giáo viên tại các cấp học.

Trong đó, ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn học mới để thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non cho các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế; chỉ đạo sắp xếp, dồn dịch các điểm trường một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đảm bảo tính hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường; xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp thành lập các cơ sở giáo dục ngoài công lập, tham gia xã hội hóa giáo dục để giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước và đồng bộ các giải pháp khác.

Nhiều nhà quản lý giáo dục cho rằng, chương trình mới cần nguồn nhân lực lớn nhưng ngành giáo dục vẫn chưa giải quyết được bài toán về thu nhập của nhà giáo. Chính vì thế, dù có chỉ tiêu mà ngành vẫn khó tuyển dụng. Đơn cử, thu nhập bình quân của giáo viên mầm non sau 5 năm đạt 4,5 đến 4,7 triệu đồng, đã gồm phụ cấp và thâm niên. Còn giáo viên mới chỉ nhận khoảng 3 triệu đồng trong 2-3 năm đầu. Các nhà quản lý nhận định lương "quá thấp" là nguyên nhân chủ yếu khiến giáo viên bỏ nghề, khiến ngành giáo dục kém thu hút, khó tuyển dụng.

Theo Tienphong

Xem link gốc Ẩn link gốc https://tienphong.vn/luong-thap-hon-chuc-nghin-giao-vien-bo-viec-bo-gddt-xoay-xo-the-nao-post1533928.tpo

Bộ GD&ĐT


Bộ xương khủng long dài bằng 2 xe buýt được bán đấu giá hơn 6 triệu USD
Một bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.