- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thi lớp 10: TP HCM chính thức đề xuất môn thi thứ 3 là ngoại ngữ
Sở GD-ĐT TP HCM kiến nghị được trao quyền chủ động cho các cơ sở trong việc tổ chức thi lớp 10, gồm: Chọn môn thi thứ ba phù hợp đặc thù của địa phương
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM vừa chính thức có văn bản gửi Vụ Giáo dục Trung học- Bộ GD-ĐT góp ý lần 2 một số nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung Quy chế Tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của bộ.
Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM, trên cơ sở góp ý của các Phòng GD-ĐT và các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn, sở tổng hợp các ý kiến, kiến nghị Bộ GD-ĐT xem xét điều chỉnh một số nội dung. Cụ thể:
Với nội dung "Về việc tổ chức xét tuyển lớp 10 THPT: Căn cứ để xét tuyển là kết quả rèn luyện và kết quả học tập các năm học chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) cấp THCS hoặc chương trình GDTX cấp THCS của đối tượng tuyển sinh, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó.
Sở GD-ĐT TP HCM góp ý: Việc sử dụng kết quả rèn luyện, học tập của 4 năm học THCS để làm căn cứ xét tuyển có thể tạo ra vấn đề thiếu công bằng trong tuyển sinh, dẫn đến việc không nhận được sự đồng thuận của phụ huynh. Bởi lẽ, kết quả học tập của học sinh tại các trường có thể bị ảnh hưởng, tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, tạo ra độ “vênh” trong kết quả đánh giá của giáo viên. Về lâu dài, việc này gây ra tình trạng làm “đẹp” học bạ nhằm tăng cơ hội cho học sinh.
Thí sinh tại kỳ thi lớp 10 năm 2024
Với nội dung về việc tổ chức thi tuyển lớp 10 THPT: Số môn thi là 3, gồm toán, ngữ văn và 1 môn thi thứ 3 hoặc bài thi tổ hợp. Môn thi thứ ba/bài thi tổ hợp do Sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục ĐH lựa chọn 1 trong 2 phương án, được công bố trước ngày 31-3 hằng năm.
Môn thi thứ ba được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình GDPT cấp THCS. Việc lựa chọn môn thứ ba có sự thay đổi qua các năm nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong giai đoạn giáo dục cơ bản. Còn bài thi tổ hợp được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình GDPT cấp THCS.
Sở GD-ĐT TP HCM góp ý: Chương trình GDPT 2018 được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, kế thừa và phát huy những ưu điểm của các chương trình trước đây. Thực tế triển khai chương trình đã thể hiện nhiều điểm mạnh, cải thiện, trong đó rõ nhất là đã chú trọng hơn đến phát triển phẩm chất, năng lực của người học.
Ở bậc THCS, Thông tư 32/2018 của Bộ GD-ĐT quy định rất rõ cần đảm bảo học sinh được tiếp cận các kiến thức, vấn đề cơ bản, hiểu được nguyên lý và xác định được định hướng của bản thân, làm căn cứ lựa chọn các môn phù hợp ở bậc THPT để được học và nghiên cứu chuyên sâu, làm cơ sở cho việc định hướng nghề nghiệp ở bậc ĐH theo đúng sở trường.
Do đó, việc quyết định môn thi thứ 3 phải đảm bảo không ảnh hưởng đến các vấn đề liên quan tâm lý, quá trình ôn tập và việc lựa chọn môn ở cấp THPT của học sinh. Căn cứ chương trình GDPT 2018, cấp THPT có 6 môn học bắt buộc gồm: Văn, toán, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng - an ninh, lịch sử. Trong đó, môn ngoại ngữ bắt buộc học sinh phải học xuyên suốt từ năm lớp 3 đến hết lớp 12; các môn còn lại khi lên THPT, học sinh có thể không lựa chọn học trong suốt 3 năm, do định hướng nghề nghiệp của các em. Vì vậy, việc lựa chọn ngẫu nhiên các môn ngoài toán, văn dẫn đến việc học sinh phải thi những môn không thuộc định hướng, từ đó gây ra “sốc” tâm lý, căng thẳng trước kỳ thi.
Trên cơ sở đó, việc lựa chọn ngoại ngữ làm môn thứ ba đảm bảo được vấn đề giữ ổn định tâm lý, phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp của tất cả học sinh do đặc điểm xuyên suốt trong chương trình GDPT 2018. Lựa chọn môn ngoại ngữ đáp ứng đúng với mục tiêu mà Bộ Chính trị đề ra trong Kết luận 91-KL/TW về việc đưa tiếng Anh từng bước trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, hướng tới người học thành công dân toàn cầu trong tương lai.
Sở GD-ĐT TP HCM kiến nghị Bộ GD-ĐT sớm ban hành quy chế để các sở có thể xây dựng kế hoạch tuyển sinh, các văn bản định hướng, chuẩn bị cơ sở vật chất
Về nội dung công bố điểm chuẩn đồng thời với công bố điểm thi, Sở GD-ĐT góp ý: Cho phép địa phương được quyền quyết định thời điểm công bố điểm chuẩn dựa trên đặc điểm tuyển sinh của địa phương, đảm bảo quyền lợi thí sinh và phù hợp với lịch khai giảng của Bộ GD-ĐT. Việc này nhằm giúp địa phương chủ động điều chỉnh kế hoạch tuyển sinh phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực tế của khu vực. Tránh tình trạng một thí sinh trúng tuyển nhiều trường, nhiều loại hình cùng lúc, gây mất cân đối chỉ tiêu tuyển sinh của các trường. Tạo điều kiện cho các trường THPT chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất và nhân sự phù hợp; đảm bảo công bằng trong tuyển sinh và tối ưu hóa việc phân bổ học sinh theo đúng nguyện vọng và năng lực.
Theo Sở GD-ĐT TP HCM, việc ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT thống nhất trên toàn quốc là cần thiết. Quy chế này sẽ là cơ sở để các Sở GD-ĐT xây dựng quy định tuyển sinh phù hợp với địa phương. Điều này giúp công tác tuyển sinh THCS và THPT ngày càng công khai, minh bạch, đáp ứng được yêu cầu của xã hội, đặc biệt trong năm học 2025-2026, năm đầu tiên tổ chức kỳ thi tuyển sinh THPT theo chương trình GDPT 2018.
Theo Người lao động
-
Giáo dục3 giờ trướcHứa Trung Hiếu - thí sinh Đường lên đỉnh Olympia thu hút sự quan tâm từ khán giả nhờ ngoại hình điển trai cùng thành tích học tập xuất sắc.
-
Giáo dục5 giờ trướcBộ GD-ĐT khẳng định Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội phải chịu trách nhiệm liên quan đến việc đào tạo “chui” các lớp văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh gây xôn xao.
-
Giáo dục7 giờ trướcHầu hết các trường đại học trên cả nước đã công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 để sinh viên chủ động sắp xếp thời gian về quê đoàn tụ cùng gia đình.
-
Giáo dục8 giờ trướcThầy Một cho biết, giáo viên dạy học vùng khó đa số đều không ngóng trông gì thưởng Tết, chỉ cần học sinh tới trường đầy đủ, các em chăm ngoan đã là phần thưởng lớn nhất với thầy cô.
-
Giáo dục10 giờ trước"Sân trường tập trung hơn 1.725 học sinh, các em đang tham gia hoạt động nên nhiệt độ trong cơ thể tăng cao. Nhiều em cởi áo khoác cầm trên tay vì không chịu được nóng", Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) giải thích.
-
Giáo dục10 giờ trướcMột số trường đại học vừa đưa ra cảnh báo khẩn về việc xuất hiện nhiều văn bản giả mạo, có nội dung cấp học bổng du học hay giao lưu với sinh viên quốc tế.
-
Giáo dục19 giờ trướcNhiều phụ huynh tại Đà Nẵng đã bức xúc khi các em học sinh trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu) phải cởi áo ấm, chỉ mang đồng phục dưới thời tiết lạnh lẽo, trong khi thầy cô vẫn mang áo ấm, choàng khăn.
-
Giáo dục21 giờ trướcLãnh đạo ĐH Huế đã chỉ đạo các phòng ban liên quan lập hội đồng, đánh giá lại luận án tiến sĩ bị tố đạo văn của bà Lê Thị An Hoà sau khi nhận được công văn của Bộ GD-ĐT.
-
Giáo dục1 ngày trướcSở GD-ĐT TPHCM xây dựng dự thảo, đề xuất miễn học phí cho học sinh các cấp từ năm học 2025 - 2026, như một món quà chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-
Giáo dục1 ngày trướcKhông ít phụ huynh bày tỏ, thời gian bắt trẻ ngồi luyện viết chữ đẹp, thà để con đọc sách, vui chơi cho đỡ lãng phí tuổi thơ, tiền bạc.
-
Giáo dục1 ngày trướcHiện nay, mức lương luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu khi tìm kiếm việc làm của nhiều ứng viên, vậy top 5 ngành nghề 'hái ra tiền' trong năm 2025 là gì?
-
Giáo dục1 ngày trướcCần làm rõ cơ sở khoa học về nội dung chỉ tiêu xét tuyển sớm cũng như điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp xét tuyển
-
Giáo dục1 ngày trướcLoạt khoản chi quỹ phục vụ cho giáo viên như thước, chăn gối, nước uống, bảng tên, tủ đựng tài liệu tại một trường tiểu học ở Hà Tĩnh đang gây bức xúc trong phụ huynh. Ngoài ra, tại ngôi trường này phụ huynh cũng phản ánh vận động xã hội hoá bằng hình thức cào bằng...?
-
Giáo dục1 ngày trướcLiên quan đến việc một cô giáo Trường Tiểu học Trần Phú (Hà Tĩnh) đang bị đề xuất kỷ luật vì tổ chức dạy thêm ở nhà cho học sinh lớp 1, nhiều ý kiến thắc mắc vậy những trường hợp nào giáo viên được dạy thêm.