Cách "xử lý" của người mẹ khi con làm đổ sữa đã giúp đứa con trở thành nhà khoa học nổi tiếng

Quan niệm "trẻ con không được sai, không được giận bố mẹ, không được khóc, không được phá phách làm hư hỏng đồ vật" nên được xếp vào rương kín và khóa lại đi.

Quan niệm "trẻ con không được sai, không được giận bố mẹ, không được khóc, không được phá phách làm hư hỏng đồ vật" nên được xếp vào rương kín và khóa lại đi.

Chuyện một đứa trẻ bưng ly sữa hay rót sữa làm đổ là "chuyện thường ngày ở huyện". Và phản ứng quá quen thuộc của các bậc phụ huynh đó là lập tức la hét, phạt con nhịn uống sữa rồi cắm cúi dọn dọn dẹp dẹp ngay lập tức. "Kịch bản" này lặp đi lặp lại ở rất nhiều gia đình, từ đời này qua đời khác, chẳng thay đổi gì.

Nhưng mẹ của nhà khoa học Stephen Robert Gray thì lại có cách phản ứng khác. Cách phản ứng rất tuyệt vời đến độ nhiều người đã nói vui rằng nhờ như thế mà ông Gray đã trở thành một nhà khoa học vĩ đại, có nhiều phát hiện quan trọng trong lĩnh vực y học. Bạn có muốn biết mẹ của nhà khoa học đã làm gì khi ông lỡ đổ sữa ra sàn nhà không?

Con lam do sua
Phản ứng quá quen thuộc của các bậc phụ huynh khi con làm đổ sữa là lập tức la hét, phạt con nhịn uống sữa rồi cắm cúi dọn dọn dẹp dẹp ngay lập tức.(Ảnh: Internet)

Gray đã chia sẻ với các phóng viên trong một buổi phỏng vấn rằng, sự sáng tạo vượt trội của ông phần lớn nhờ vào phương pháp giáo dục cực kì đặc biệt của mẹ. Ông nhớ lại: "Khi được hai tuổi, tôi từng tự mình lấy chai sữa từ trong tủ lạnh ra. Nhưng vì chai nặng và trơn, tôi đã lỡ tay làm rơi xuống đất. Sữa văng tứ tung, đổ lênh láng khắp bếp. Rồi mẹ tôi đã kịp nhìn thấy cảnh tượng đó nhưng bà lại chẳng la hét ỏm tỏi, cũng chẳng đưa ra hình phạt nào cho tôi cả.

Thay vào đó, mẹ chỉ nói: "Con tạo ra được khung cảnh này cũng rất tài tình đó. Mẹ chưa bao giờ nhìn thấy vũng sữa nào đổ nhiều như thế này. Sữa cũng đã đổ, trước khi lau dọn, chúng ta chơi đùa một tí với sữa không con?". Bạn không biết tôi đã vui mừng như thế nào đâu. Lúc đó tôi tha hồ nghịch ngợm "tác phẩm" do mình tạo ra. Một lát sau, mẹ tôi bảo: "Được rồi Gray, giờ con hãy dọn sạch sẽ đi nào. Con muốn dùng bọt biển, khăn hay cây lau nhà để lau sạch?". Tôi chọn miếng bọt biển và cùng mẹ lau thật sạch lượng sữa đổ trên đất.

Sau khi dọn sạch, mẹ tôi tiếp lời: "Ban nãy con đã thất bại khi cầm chai sữa lên. Con có muốn thử lại xem làm cách nào để không bị tuột chai khỏi tay nữa không? Mẹ con mình ra sân sau, đổ nước vào chai để thử lại nhé". Và nhờ vào đó, tôi biết được rằng chỉ cần dùng hai tay giữ cổ chai thì sẽ không bị đổ như trước đó nữa".

Rồi nhà khoa học kết luận trong sự ngỡ ngàng của các phóng viên: "Rồi tôi nhận ra rằng không cần phải sợ hãi khi mình phạm phải sai lầm bởi đó là cơ hội để học hỏi điều mới mẻ. Tương tự như thí nghiệm, thất bại bao nhiêu lần cũng chẳng sao, quan trọng là học được gì từ thất bại đó".

Thế đấy bố mẹ ạ, hãy cho con trẻ quyền được sai. Cái quan niệm "trẻ con không được sai, không được giận bố mẹ, không được khóc, không được phá phách làm hư hỏng đồ vật" nên được xếp vào rương kín và khóa lại đi. Hãy nhớ rằng, con còn bé, được quyền trải nghiệm và sự trải nghiệm ấy chắc chắn sẽ con sẽ nếm mùi sai lầm, đổ bể. Chẳng sao cả, cứ cho con sai, cho con làm đổ, làm bể để rồi sau đó bố mẹ hãy cùng con rút ra những bài học từ sai sót đó. Hãy tin chúng tôi, những bài học như thế sẽ in sâu, in đậm trong trí óc non nớt của con. Nhớ nhé, sai lầm là chuyện nhỏ, bài học rút ra mới là mấu chốt.

Giờ thì bạn đã sẵn sàng cho con sai chưa?

Theo Trí Thức Trẻ


kỹ năng làm cha mẹ

Dạy con

cách dạy con ngoan

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.