- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Không phải chiều cao hay cân nặng, đây mới là yếu tố quan trọng đánh giá sự phát triển của trẻ
Nếu chỉ căn cứ vào cân nặng và chiều cao để đánh giá sự phát triển của trẻ là thiếu chuẩn xác.
Nếu chỉ căn cứ vào cân nặng và chiều cao để đánh giá sự phát triển của trẻ là thiếu chuẩn xác.
Cân nặng và chiều cao có thực sự đáng lo?
Đây là 2 yếu tố mà cha mẹ nào cũng rất quan tâm. Cha mẹ thường hay thảo luận xoay quanh những vấn đề như: "Bé đạt cân nặng X, chiều cao Y như vậy là dưới chuẩn rồi, bé bị còi, chậm phát triển rồi". Hoặc "Bé chỉ chiều cao Y thôi sao, như vậy là lùn rồi, mua canxi cho bé uống đi". Đó là những bàn luận rất thường thấy ở cha mẹ khi nhận xét về sự tăng trưởng của bé, thậm chí còn đưa ra những phán xét như "còi xương", "lùn", "nhỏ con", "chậm phát triển".
Thực tế, rất nhiều cha mẹ đã hiểu sai về tăng trưởng cân nặng và chiều cao bình thường. Và một điều cần tránh nữa nhưng các bậc phụ huynh hay mắc phải đó là so sánh giữa các bé, thậm chí cả các bé sinh đôi, cùng tuổi, cùng giới tính. Các bậc cha mẹ nên biết: không có bé nào giống bé nào, mỗi bé có sự phát triển riêng. Trước 5 tuổi là thời gian mỗi bé dần hình thành các kĩ năng, não bộ, và tăng trưởng riêng của bản thân. Thời gian phát triển những điều này không phụ thuộc vào phán xét đúng hay sai của cha mẹ, mà nó diễn ra tự nhiên, và hơn nữa còn có sự tự điều chỉnh (nghĩa là tự giảm hoặc tăng lượng ăn theo ý bé).
Gs.Bs. Rana, bệnh viện Trẻ em Hoàng gia London, Anh nhấn mạnh: "Trong đánh giá tăng trưởng và phát triển não bộ, chúng tôi chỉ xem cân nặng và chiều cao chỉ là 1 yếu tố trong 6 yếu tố đánh giá, nghĩa là tỷ lệ đánh giá chưa tới 17%, do đó nó không phải là yếu tố quyết định là "bé còi hay chậm phát triển". Các bé sẽ được chúng tôi đánh giá toàn diện 6 yếu tố để đưa ra kết luận bé có vấn đề liên quan đến kém tăng trưởng và chậm phát triển não bộ hay không".
Hơn nữa, Gs. Rana cũng khuyên cha mẹ: "Cha mẹ đừng quá đặt nặng vào cân nặng hay chiều cao, và cũng nên tìm hiểu ý nghĩa của những con số này 1 cách đúng đắn, luôn hỏi và quan sát bé toàn diện 6 yếu tố (liệu bé có vui vẻ vui chơi, hoạt động và giao tiếp không?). Nếu câu trả lời là CÓ, có nghĩa là bé phát triển bình thường. Nếu thật sự cha mẹ lo lắng rằng bé có vấn đề về biếng ăn thì nên tư vấn chuyên gia dinh dưỡng để nhận ra nguyên nhân, giải quyết nguyên nhân tận gốc thì mới cải thiện được vấn đề".
6 yếu tố đánh giá tăng trưởng và phát triển não bộ của bé
Yếu tố 1: Cân nặng và chiều cao
Sai: Cha mẹ thường so sánh với bảng chuẩn của WHO, nếu thấy dưới chuẩn là cho là bé còi hay chậm tăng trường. Điều này là HIỂU CHƯA ĐÚNG.
Đúng:Cha mẹ nên nhìn vào sự chênh lệch của chiều cao và cân nặng. Sự chênh lệch chỉ phản ánh thiếu hụt năng lượng trong bữa ăn (chứ không phản ánh sự thiếu hụt vi chất như canxi hay 1 nguyên tố nào). Các bé 8 tháng tuổi trở lên, cân nặng thường không chính xác do các bé bắt đầu có sự tự điều chỉnh cho phù hợp với phát triển tự nhiên của cơ thể, do đó sẽ có 1-2 tháng bé đứng cân hoặc giảm, tuy nhiên chiều cao vẫn đang phát triển thì bé vẫn tăng trưởng bình thường.
Biểu đồ tăng trưởng chiều cao và cân nặng của trẻ theo WHO Bách phân vị là chỉ số đo đặc trong thống kê tăng trưởng dân số thể hiện mức độ tương đối của chiều cao và cân nặng của bé trong 100 bé cùng độ tuổi và giới tính của dân số đó.Chỉ cần cân nặng/chiều cao của bé nằm trong vùng 97th tới 3rd, tức trong 4 vùng trong các biểu đồ dưới đây là được. Nếu phía phía trên vùng 97th là cân nặng/chiều cao cao hơn so với tuổi, phía dưới 3rd là suy dinh dưỡng hoặc thấp còi. Bảng tiêu chuẩn câng nặng cho bé trai. Bảng tiêu chuẩn chiều cao cho bé trai. Bản tiêu chuẩn cân nặng cho bé gái. Bảng tiêu chuẩn chiều cao cho bé gái. |
Ví dụ:
- Cân nặng bé đạt 25th (dưới trung bình 50th), và chiều cao bé cũng tầm ở 20-25th (dưới trung bình 50th), điều này là bình thường vì chênh lệch chiều cao.
- Nếu cân nặng và chiều cao chênh lệch lớn (> 45), thì chỉ phản ánh về hàm lượng thức ăn của bé cần thay đổi, do đó nên nhờ chuyên gia dinh dưỡng tư vấn về thành phần các bữa ăn. Chẳng hạn bé có cân nặng là 9th, trong khi đó chiều cao ở 75th, chứng tỏ bé thiếu năng lượng trong bữa ăn.
- Nếu cân nặng hoặc chiều cao đang ở mức bình thường, nhưng giảm đột ngột trong 2 tháng (giảm hơn 45), có nghĩa là bé đang gặp 1 vài vấn đề trong hấp thụ, nên nhờ sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng để đánh giá hấp thu ở bé. Bé 6 tháng tuổi, có cân nặng ở mức 75th (theo bảng WHO), nhưng đến tháng thứ 7.5, bé còn ở mức 25th, có nghĩa là bé đang cần đánh giá hấp thu.
Yếu tố 2: Phản xạ ngôn ngữ
Chúng tôi đánh giá các phản xạ ngôn ngữ để cho thấy bé vẫn đang tăng trưởng tốt hoặc đang chậm tăng trưởng:
- Bé có hay cười không? (bé 4 tháng)
- Đưa đồ chơi bé có làm tiếng động hay hành động nào không?
- Bé có chú ý nghe khi có tiếng mẹ/ai đó ở đâu đó không?
- Bé có phát được âm "a" như "da", "ba" hoặc biết kết hợp kéo dài tiếng ra "ba -ba" (đối với các bé lớn hơn)
Yếu tố 3: Vận động thô
Lật, đẩy, ngồi chống đỡ, ngồi dựa, đứng có tay vịn, đứng không cần chống đỡ. Tùy theo độ tuổi mà phát triển, nhưng 1 lần nữa các bé là khác nhau, tùy thuộc vào sự phát triển cơ lưng, cổ và hông của bé. Các bé to con thì có xu hướng chậm hơn vì các bé ít vận động hơn. Cha mẹ có thể cho bé tập nằm sấp khi vui chơi ban ngày.
Yếu tố 4: Vận động tinh
Khả năng cầm nắm từ vật lớn, vật nhỏ, đủ hình dạng (vuông, tròn, tam giác,..), viết màu vẽ tùy vào độ tuổi. Tất cả các yếu tố này đều nằm trong mục đánh giá về tăng trưởng. Nếu bé phát triển tốt những kĩ năng này, bé vẫn đang tăng trưởng tốt.
Yếu tố 5: Giải quyết vấn đề
Gồm các hoạt động như đưa tay chân vào miệng, đồ chơi vào miệng, đẩy vú ra khỏi miệng, cầm đồ vật nhấc lên hạ xuống, thậm chí đập vào nhau tạo tiếng động, hoặc chà và khám phá các vật liệu khác nhau. Các yếu tố này sẽ phát triển khi cha mẹ tạo điều kiện chơi cùng bé.
Yếu tố 6: Giao tiếp xã hội
Bé có thích nhìn vào gương, hay cười hoặc chạm vào mặt gương không?
Khi bé nằm ngửa bé có hay nhấc chân lên và đưa bàn chân vào miệng không?
Bé có để đồ chơi vào tay bạn khi bạn hỏi xin bé đồ chơi và mở rộng lòng bàn tay?
Bé có thích các hoạt động vui chơi, đọc sách, tất cả các hoạt động có bé tham gia?