- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
5 cơn giận dữ của trẻ báo hiệu nguy hiểm tiềm ẩn khôn lường
Trẻ mới biết đi giận dữ là việc phổ biến. Tuy nhiên, có những cơn giận của bé có thể báo hiệu những vấn đề nghiêm trọng bố mẹ cần đặc biệt chú ý.
Trẻ mới biết đi giận dữ là việc phổ biến. Tuy nhiên, có những cơn giận của bé có thể báo hiệu những vấn đề nghiêm trọng bố mẹ cần đặc biệt chú ý.
Hầu hết các bậc phụ huynh đều phải đối phó với các cơn giận dữ của con trẻ thường xuyên. Đó là một thực tế không thể tránh khỏi khi bé mới biết đi. Tuy nhiên, có những cơn giận dữ của bé bố mẹ cần phải quan tâm đặc biệt để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau.
Bố mẹ phải hiểu rằng cơn giận là cách giúp bé bộc lộ những cảm xúc mà bé chưa biết cách thể hiện đầy đủ. Bé vẫn đang phát triển các kĩ năng cần thiết để có thể làm chủ cảm xúc của mình.
Một cơn giận dữ thường là kết quả của các vấn đề sau: buồn bã, thất vọng, nổi giận. Khi bé cau có, bố mẹ cần giúp bé lấy lại cảm giác an bình, yêu thường. Để làm được điều này các bậc phụ huynh sẽ phải cực kì kiên nhẫn với bé.
Điều quan trọng cần nhớ là nếu bé nổi giận quá thường xuyên thì đó có thể là báo động cho các vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy bố mẹ không được phớt lờ khi bé có các biểu hiện dưới đây.
1. Làm đau người khác
Nếu bé bắt đầu đánh, đấm hoặc đá xung quanh mỗi khi tức giận thì điều này có thể đáng lo ngại. Đôi khi việc bé thể hiện cảm xúc như vậy là bình thường vì tỏ ra giận dữ là cách bé đối phó với các cảm xúc thất vọng mãnh liệt trong lòng cũng như các cảm xúc phức tạp khác. Điều này thường được chuyển thành hành động đánh người dù không phải lúc nào bé cũng có ý định làm tổn thương người khác.
Mẹ cần dạy bé cách điều hòa cảm xúc của mình. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, nếu mẹ thấy bé làm điều này đừng phủ nhận hành động và không tìm kiếm động cơ sau đó. Hãy khuyến khích bé biết nói "không" với việc dùng tay, chân làm đau người khác. Mẹ có thể dạy bé giữ chắc bàn tay bàn chân của mình nếu cần và nói chuyện với bé thật bình tĩnh.
Mẹ cũng có thể dạy bé một điệu nhảy giúp bé rũ bỏ những cảm xúc phức tạp trong lòng.
2. Gây tổn hại cho bản thân
Đây là một dấu hiệu đặc biệt nguy hiểm vì nó có thể là triệu chứng ban đầu của trầm cảm. Trong cơn giận dữ, một số bé có xu hướng cắn, làm trầy xước da, đá các đồ vật hoặc đập đầu vào tường. Điều này không chỉ nguy hiểm cho sự phát triển tình cảm của bé mà còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng về thể chất. Vì vậy bố mẹ cần theo dõi bé cẩn thận không để những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Ngoài việc biết khi nào phải lo lắng về cơn giận của bé mới biết đi, mẹ cũng nên nhớ rằng nổi giận và trừng phạt bé sẽ mang lại tác hại nhiều hơn là lợi ích.
3. Giận dữ thường xuyên
Mẹ nên ghi lại số lần bé nổi giận. Nếu bé có 5 cơn giận mỗi ngày hay thậm chí 10 đến 20 cơn giận mỗi tháng dù mẹ đã nỗ lực can thiệp thì đây cũng là điều đáng lo ngại.
Mẹ có thể chọn hai cách xử lý sau. Một là đưa bé đi khám bác sĩ thần kinh nhi khoa để được đánh giá chính xác những gì đang xảy ra. Hai là trực tiếp đưa bé đến gặp bác sĩ tâm lý học trẻ em, người sẽ giúp bé kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
4. Những cơn giận dữ kéo dài
Ngay cả khi cơn thịnh nộ của con chỉ kéo dài trong một vài phút, mẹ có thể cảm giác nó dài như cả thế kỉ, đặc biệt ở những nơi công cộng. Tuy nhiên, khi bé nổi giận hơn 25 phút hoặc lâu hơn thì chắc chắc đó là một vấn đề cần được quan tâm và giải quyết.
Bé giận quá lâu là dấu hiệu đáng lo cần chú ý. (Ảnh minh họa)
Có nhiều cách giúp bé quản lý cảm xúc của mình. Mẹ có thể dạy bé đi bộ hoặc đến nơi yên tĩnh để bình tĩnh lại. Bé cũng có thể đọc sách, chơi đồ chơi hoặc đơn giản là thư giãn. Tuyệt đối không phạt bé đứng góc một mình.
5. Không có khả năng bình tĩnh hoặc tự điều tiết
Giận dữ cũng là một cách để bé tự điều tiết cảm xúc. Tuy nhiên một số bé không thể làm dịu bản thân mà bố mẹ phải ép buộc hoặc thậm chí hối lộ. Đây cũng là một dấu hiệu đáng lo.
Mẹ nên dạy bé các bài tập thở để điều hòa các cảm xúc tiêu cực. Khi bé đã bình tĩnh thì một giờ sau đó mẹ có thể dạy bé cách loại bỏ hoặc thảo lauajn về những chuyện đã xảy ra. Hãy lặp lại cho bé những bài học mẹ muốn bé ghi nhớ. Dạy bé dùng các từ tích cực thay vì từ tiêu cực.
Điều này không chỉ giúp xây dựng kĩ năng giao tiếp mà còn củng cố mối quan hệ giữa mẹ và bé. Bé phải hiểu rằng khi bé nổi giận thì bố mẹ vẫn yêu bé và không nghĩ bé là một đứa trẻ hư.
Theo Khám Phá