- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
9 cách hiệu quả giúp bố mẹ dạy con nói lời cảm ơn
Bố mẹ vẫn thường có thói quen nhắc hoặc ép con nói “Con cám ơn bác đi”,“Con đã cám ơn chị chưa?” để dạy trẻ cách nói lời cảm ơn. Tuy nhiên, đây không phải cách hiệu quả...
Bố mẹ vẫn thường có thói quen nhắc hoặc
ép con nói “Con cám ơn bác đi”,“Con đã cám ơn chị chưa?” để dạy trẻ cách
nói lời cảm ơn. Tuy nhiên, đây không phải cách hiệu quả để trẻ hiểu và
muốn nói lời cám ơn một cách chân thành.
Dưới đây là 9 gợi ý các mẹ có thể tham khảo để dạy trẻ nói lời cảm ơn hoặc thể hiện sự cảm kích, biết ơn dưới nhiều hình thức khác nhau.
Chuyển lời cảm ơn thành các “tác phẩm nghệ thuật”
Ảnh minh họa.
Nếu
con bạn có năng khiếu hoặc hứng thú với việc vẽ tranh hay làm đồ thủ
công, hãy hướng dẫn trẻ nói cám ơn thông qua các sản phẩm này. Một món
quà nhỏ do trẻ tự tay làm là cách thể hiện tuyệt vời cho sự cảm kích.
Với bất kỳ đồ thủ công nào bạn đều có thể đính kèm mảnh ghi chú nhỏ về ý
nghĩa (cảm ơn về điều gì) nếu bản thân “tác phẩm” chưa thể nói rõ điều
này.
Dạy trẻ nói cảm ơn bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau
Gây
hứng thú với trẻ bằng cách dạy con nói “Cám ơn” bằng nhiều ngôn ngữ
khác nhau trên thế giới. Một thực tế thú vị là từ “Cám ơn” có thể nói
bằng 28 ngôn ngữ, ví dụ như “Mer-ci” trong tiếng Pháp, “A-ri-ga-to”
trong tiếng Nhật …
Thay thế câu “Con giỏi lắm” bằng câu “Cám ơn con”
Thay
vì nói “Con làm tốt lắm/con giỏi lắm” khi trẻ làm giúp bạn một việc gì
đó, hãy nói “Cám ơn con vì đã …, việc đó giúp mẹ/bố nhiều lắm”. Nói cảm
ơn với trẻ thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để dạy chúng
hiểu và biết cách nói cám ơn người khác – hãy là một tấm gương sáng để
trẻ noi theo.
Ôm và đập tay (hi-five)
Ảnh minh họa.
Đối
với nhiều người, sau khi tặng quà cho trẻ, chỉ cần nhìn thấy ánh mắt
thích thú của chúng lúc mở hộp quà, kèm theo một cái ôm thật chặt hoặc
hành động hi-five là đã đủ thể hiện sự cảm ơn rồi. Những hành động này
khá đơn giản và dễ thực hiện nhưng lại giúp diễn đạt rất tốt những cảm
xúc thật lòng của trẻ.
Nói “Cảm ơn” bằng những từ khác
Hãy
sử dụng một cách thật truyền thống: khuyến khích con bạn sử dụng bất kì
từ nào con nghĩ ra để thể hiện sự thích thú với món quà.
Thay vì câu nói “Cám ơn
bác vì đã tặng cháu chiếc xe đạp”, hãy để trẻ thử nói “Các nan hoa bánh
xe đã được cài những miếng thẻ và mỗi khi cháu đạp xe, mọi người đều
biết là cháu đang đến. Các bạn cháu đều rất thích nó và đã làm theo.
Chiếc xe này thật là tuyệt đó ạ!”
Bằng
cách sử dụng ngôn ngữ ngây thơ của trẻ, sự thích thú thực sự của chúng
sẽ thể hiện rõ nét hơn rất nhiều so với những câu nói mà chúng ta dạy.
Chia sẻ niềm vui
Nếu
con bạn sẵn sàng chia sẻ đồ chơi cùng bạn bè thì tại sao bạn không thử
tổ chức một ngày vui chơi cho con? Cùng người tặng quà sử dụng món quà
có lẽ là cách thể hiện sự cảm kích tốt hơn bất kỳ tờ thiệp cảm ơn nào.
Thể hiện lời cảm ơn bằng hành động
Ảnh minh họa.
Nếu
con bạn thích việc thể hiện sự cảm kích bằng hành động, hãy tạo điều
kiện cho chúng bằng cách cho phép trẻ: cùng bố mẹ trang trí nhà cửa vào
các ngày lễ, nhổ cỏ trong vườn, làm việc vặt đơn giản trong nhà. Có rất
nhiều cách để trẻ có thể giúp bạn làm việc nhà và đây cũng là cách để
trẻ học làm việc cùng bố mẹ. Một công đôi việc!
Hãy làm mẫu trước
Đa
số người lớn yêu cầu trẻ nói “vui lòng” hoặc “cám ơn” chỉ đơn giản để
thể hiện rằng bản thân là người biết cư xử. Nếu bạn mong muốn trẻ hiểu
và có thể tự nói cảm ơn một cách thật lòng, hãy làm mẫu để trẻ có thể
học theo bạn. Tất cả những biểu hiện mẫu của bạn sẽ được ghi nhớ và có
tác động rất lớn tới cách hành xử của bé sau này.
Đừng ép buộc trẻ
Cuối cùng, hãy thật thư giãn. Đừng ép buộc trẻ nói “Cảm ơn”
mà hãy để trẻ tự nói. Bắt ép hoặc làm trẻ xấu hổ tới mức phải nói “cảm
ơn” một cách miễn cưỡng có thể làm bạn cảm thấy đỡ ngại ngùng trước mọi
người, nhưng lại có thể tạo phản ứng ngược, khiến con bạn khó chịu hoặc
tức giận. Hãy khiến việc nói “Cảm ơn” trở thành những trải nghiệm vui
vẻ, thú vị thay vì là nhiệm vụ khó chịu mà trẻ bắt buộc phải tuân theo.
Ghi nhớ: Không
một tuyệt chiêu nào trong số các gợi ý trên có thể hiệu quả để chuyển
việc “cảm ơn” thành một trải nghiệm mang tính tích cực nếu trẻ bị ép
buộc làm. Hãy theo dõi các dấu hiệu của trẻ và cố gắng tìm ra cách thức
phù hợp nhất.
Theo Trí Thức Trẻ