- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bạn sẽ không bao giờ dám đánh đòn con nữa sau khi đọc xong bài viết này
Nếu sáng nay hoặc hôm qua bạn có lỡ đành đòn con, quát con to tiếng, thì tối nay về nhà, hãy xin lỗi con, rằng: "Ba/mẹ nóng quá, không kìm chế nổi. Ba/mẹ sai rồi, ba/mẹ xin lỗi!".
Nếu sáng nay hoặc hôm qua bạn có lỡ đành đòn con, quát con to tiếng, thì tối nay về nhà, hãy xin lỗi con, rằng: "Ba/mẹ nóng quá, không kìm chế nổi. Ba/mẹ sai rồi, ba/mẹ xin lỗi!".
Cách đây không lâu, mạng xã hội được dịp xôn xao khi xem một clip chồng đánh vợ.
Rất nhiều người đã tỏ ra phẫn nộ với hành động của người chồng, và cũng
không ít người bức xúc vì thái độ chịu đựng của người vợ. Trong vô số
những trạng thái cảm xúc được bày tỏ ấy, có không ít người đang làm cha
mẹ, đang nuôi dạy con, và có thể có chính bạn - người đang đọc bài viết
này. Và nếu bạn cho rằng đấy là chuyện của cặp vợ chồng kia, là thứ xa
vời không liên quan gì đến mình và các con của mình, thì bạn đã nhầm!
Sau khi đọc xong bài viết này, có lẽ các bố mẹ sẽ dừng lại 1 chút để suy nghĩ về việc có nên dùng đòn roi với con hay không.
Những dòng chia sẻ của chị Thu Hà - bà mẹ đang nuôi dạy 2 cô con gái dưới đây sẽ thức tỉnh không ít cha mẹ.
"Xem
clip chồng đánh vợ mà ngạt thở, tôi còn không dám xem hết. Lướt xuống
đọc các comment, hiều người chửi và đòi bỏ tù ông chồng. Tất nhiên, cũng
xứng đáng. Cũng nhiều người mắng chị vợ nhu nhược, sao không chạy đi,
sao không đánh lại, cũng đúng. Thậm chí có người còn mỉa mai chị vợ sao
lại để bị đánh như thế.
Tôi có 2 con gái, Xu và
Sim, tôi ấp ủ con 9 tháng trong bụng, rồi nâng niu suốt những năm con
bé, cả trước khi và sau khi con biết đi. Tôi không ngừng ôm ấp con cho
tới tận bây giờ, tranh thủ mọi lúc để hít hà con cả khi con thức lẫn khi
con ngủ. Xem clip và nghĩ tới chuyện có thể xảy ra với con gái mình mà
thắt cả ruột gan lại.
Tuy nhiên tôi biết rất
rõ, không phải một ai đó nói “chạy đi” là cô ấy chạy. Đừng tưởng rằng
xui “đánh lại đi” là cô ấy sẽ đánh lại! Có những việc mà người này thấy
quá ư dễ dàng, mà mãi mãi người khác không thể làm được.
Tại sao có người không thể làm được?
Tại
vì những điều này được cài đặt sẵn từ trong tiềm thức cuả cô ấy, không
phải cứ mang lý trí ra quyết xong là xong, không phải cứ muốn là được,
cứ nói là hiểu, cứ giục là sẽ làm.
Khi bị chồng
đánh, việc chạy trốn trở ngược vào nhà hay chạy ra ngoài đường để thoát
thân nó là cả 2 hệ tư tưởng trái ngược nhau.
Cô
ấy còn nín lặng chịu đựng, khi cô ấy còn hi vọng gia đình mình còn cơ
may cứu vãn, chồng còn cơ may thay đổi, con còn cơ may có đủ cha đủ mẹ…
Cô ấy còn chạy ngược vào trong nhà khi cô ấy còn nghĩ rằng mình cũng có
lỗi, khi cô ấy còn thấy những lời đàm tiếu của người đời đau đớn hơn đòn
roi của chồng.
Cô ấy chỉ chạy ra ngoài thoát
thân khi cô ấy tin chắc rằng bên ngoài có người bênh vực mình, tin rằng
“xấu chàng” thì chả “hổ ai”, chồng mất mặt thì không phải là ngày tận
thế của vợ và của con.
Nghe thế mà khó đấy! Thế
cho nên, các bố mẹ ạ, đừng vội chửi rủa người chồng hay người vợ trong
clip, hãy lo lắng ngay cho những đứa con mình ở bên cạnh!
Theo
chị Thu Hà, "đánh mắng không bao giờ đồng nghĩa với yêu thương. Có
chăng chỉ là vì sự kỳ vọng quá lớn và lòng khoan dung quá bé mà thôi.
Hoặc là vì tuyệt vọng, vì bất lực chứ không có bất kì tình yêu nào tồn
tại trong khoảng khắc đó!"
Ngay
tối nay, ngay sáng mai và những ngày còn lại, đừng có nhân danh tình yêu
mà đánh con. Đừng có vừa đánh con vừa nói: “Vì mẹ/cha thương con nên
mới đánh con”, đừng nói: "vì muốn dạy con nên người nên ba mẹ đánh
con!", đừng nói: "thương cho roi cho vọt", đừng nói: "những nơi cay đắng
là nơi thật thà"... Cũng đừng có tới gửi gắm thầy cô giáo, rằng “Nó hư
thầy/cô cứ đánh nó thật nghiêm khắc giùm tôi!”.
“VÌ THƯƠNG NÊN MỚI ĐÁNH” - Ngàn lần nên nhốt câu này vào tù!
Nguy
hiểm lắm. Nếu đã quen với sự rèn giũa khắc nghiệt của ba mẹ, đến khi ra
ngoài đời, giữa những chàng trai xung quanh, người con gái sẽ có xu
hướng chọn kết đôi với người mà thường gây đau đớn cho mình nhất.
Khi
thấy mình sai thì người lớn đánh, người đàn ông hiểu rằng mình nên dạy
vợ bằng bạo lực. Những trận đòn tuổi thơ sẽ ảnh hưởng nặng nề tới cả
cuộc đời của con bạn.
Ba mẹ ạ, nếu mà vẫn còn
những lúc không thể kìm chế nổi, phải quát con to tiếng, phải đánh con,
thì sau đó làm ơn xin lỗi con, rằng: "Ba/mẹ nóng quá, không kìm chế nổi.
Ba/mẹ sai rồi, ba/mẹ xin lỗi!".
Bởi vì, đánh
mắng không bao giờ đồng nghĩa với yêu thương. Có chăng chỉ là vì sự kỳ
vọng quá lớn và lòng khoan dung quá bé mà thôi. Hoặc là vì tuyệt vọng,
vì bất lực chứ không có bất kì tình yêu nào tồn tại trong khoảng khắc
đó!
Mình phải trân trọng con cái mình thì ngày
sau, cuộc đời mới trân trọng con, thì con mới biết cách yêu cầu người
khác trân trọng.
Kết thúc bài chia sẻ, chị Thu
Hà có nhắn nhủ tới 2 cô con gái của mình rằng: "Xu Sim ạ, con là duy
nhất trên đời. Con hãy nhớ: con có quyền sai lầm. Con có quyền làm lại.
Và con luôn có quyền quay về nhà với mẹ. Mẹ luôn yêu con và mẹ không
phán xét con!".
Các bố mẹ ạ, nếu không muốn con
sau này đi học bị bạn bè bắt nạt mà không dám phản kháng, là người cam
chịu để người khác hành hạ cơ thể lẫn tinh thần của mình, thì từ hôm nay
mỗi lần định đánh còn hay quát mắng con, bố mẹ hãy cân nhắc.
Đôi nét về tác giả: Chị Thu Hà là một nhà báo hiện đang sống và làm việc ở TP HCM. Chị là mẹ của hai cô con gái vô cùng đáng yêu Xu và Sim. Tự nhận mình là một người mẹ không hoàn hảo và mắc nhiều sai lầm khi nuôi dạy con, nhưng chị coi đó là những bài học lớn của mình để thay đổi và trở thành một người bạn đồng hành thực sự cùng con lớn lên. |
Theo Trí Thức Trẻ