Bé 4 tuổi tè vào bức tượng ở khu di tích, nhân viên trách mắng nhưng phản ứng của người bà mới khiến ai nấy xôn xao

Phản ứng của người bà khi thấy cháu đi tè ở nơi công cộng khiến tất thảy du khách ở đó xôn xao.

Phản ứng của người bà khi thấy cháu đi tè ở nơi công cộng khiến tất thảy du khách ở đó xôn xao.

Bà Lưu có một đứa cháu trai đáng yêu đặt tên là Bảo Bảo. Cậu bé là đứa cháu duy nhất trong gia đình. Chính vì thế, mọi người đều yêu quý và hết mực chiều chuộng. Bất kể yêu cầu gì từ cậu đều được gia đình đáp ứng.

Suốt từ bé đã như vậy, thế nên tới giờ đã 4 tuổi, Bảo Bảo cũng chẳng biết nghe lời mà có xu hướng ngày càng bướng bỉnh. Cậu bé làm bất cứ thứ gì mình muốn, thậm chí hét lên rất hỗn hào với ông bà: "Ông cút đi. Chiếc ghế sofa này là của cháu, ông không có quyền ngồi".

Bé 4 tuổi tè vào bức tượng ở khu di tích, nhân viên trách mắng nhưng phản ứng của người bà mới khiến ai nấy xôn xao-1

Bảo Bảo không biết nghe lời mà có xu hướng ngày càng bướng bỉnh (Ảnh minh họa).

Bảo Bảo rất thô lỗ và vô lễ. Thế nhưng thật bất ngờ, ông nội chỉ nhẹ nhàng nhường sofa cho cháu đích tôn với một nụ cười: "Đứa bé vẫn còn rất nhỏ, không thành vấn đề!".

Chính sự đồng tình này đã khiến cháu trai ngày càng ích kỷ, hung hăng và chẳng coi ai ra gì. Vài ngày trước, bà Lưu đã đưa cháu trai tới một khu di tích để thăm quan. Thế nhưng, Bảo Bảo đột nhiên muốn đi vệ sinh. Cậu bé lập tức tự tụt quần, tè thẳng vào bức tượng ở ngay ngoài trời mà không do dự. 

Một nhân viên khu di tích trông thấy vội chạy tới, đầy tức giận hét lên: "Cậu bé kia đang làm cái gì vậy? Ai là người giám sát đây? Thật thô lỗ và bất lịch sự!".

Bà Lưu cảm thấy trái tim đau nhói khi có người lớn tiếng với tiểu Bảo Bối của mình, vì thế bà lập tức lớn tiếng bảo vệ cậu bé: "Nó còn quá nhỏ, tại sao cậu lại to tiếng với nó như thế? Cậu thật không biết quan tâm trẻ nhỏ gì hết!".

Các nhân viên ở đây có vẻ đã quá quen với những bậc cha mẹ như bảo vệ con bất chấp như thế, họ lập tức đáp trả: "Chà, chúng tôi không quan tâm cậu bé? Vậy còn bác thì quan tâm sao? Chúng tôi quy định rằng đi tiểu tiện không đúng nơi quy định sẽ bị phạt 100 đồng, đứa trẻ không có tiền và cha mẹ, người giám sát nó sẽ phải nộp phạt".

Ban đầu, các nhân viên không nghĩ về tiền phạt. Thế nhưng những lời bao biện, bênh vực của người bà khiến họ hiểu rằng không thể dùng lý lẽ mà giúp bà nhận ra hành động sai trái của Bảo Bảo, tốt nhất nên thẳng tay xử phạt theo quy định.

Hành động của nhân viên khiến tất cả những du khách xung quanh vỗ tay ủng hộ. Còn thái độ của người bà thì ai nấy đều lắc đầu chán ngán. 

Cha mẹ quá nuông chiều đứa trẻ sẽ gây ảnh hưởng thế nào?

Trong cuộc sống, dù đứa trẻ ở độ tuổi nào thì cũng nên có những trách nhiệm nhất định với hành vi của mình. Cha mẹ không được bao che, phủ nhận mọi lỗi lầm của con trẻ. 

1. Trẻ có khuynh hướng ích kỷ, không biết chia sẻ

Tâm lý yêu thương con cái quá mức khiến nhiều bố mẹ luôn cố gắng đáp ứng mọi yêu cầu từ chúng. Thế nhưng, điều này lại vô tình khiến nhiều đứa trẻ trở nên ích kỷ, không biết sẻ chia. 

2. Không biết tôn trọng người lớn

Như cậu bé Bảo Bảo trong câu chuyện trên, vì được nuông chiều quá mức mà có thái độ coi thường, hỗn hào với người lớn. Lâu dần, trẻ sẽ quá quen với việc được nhường nhịn này mà có thái độ không tôn trọng ông bà, cha mẹ.

3. Trẻ không tự lập, không biết tự chăm sóc bản thân

Vì mong muốn ở bên, làm mọi thứ cho con mà nhiều ông bố bà mẹ khiến con mình dù lớn nhưng vẫn chỉ là "đứa trẻ to xác", thật sự không biết tự làm chuyện gì. Tập cho trẻ làm việc nhà vừa sức không những giúp trẻ hình thành những phẩm chất tốt như yêu lao động, có trách nhiệm, biết giúp đỡ người khác… mà còn nâng cao bản lĩnh trong cuộc sống của trẻ sau này.

Bé 4 tuổi tè vào bức tượng ở khu di tích, nhân viên trách mắng nhưng phản ứng của người bà mới khiến ai nấy xôn xao-2

Cha mẹ nên giáo dục con cái từ sớm, để trẻ nhận ra lúc nào chúng đang làm gì là đúng và điều gì sai. Một khi trẻ làm sai, cha mẹ cần thẳng thắn chỉ ra và nhắc nhở để trẻ không tái phạm. Không dùng cái cớ "trẻ em vẫn còn nhỏ" để che đậy lỗi lầm cho con mình nếu không muốn biến con thành đứa trẻ thô lỗ và vô văn hóa.

Lưu ý: Phải làm gì nếu trẻ buồn đi vệ sinh nơi công cộng?

Nếu con còn nhỏ: (Dưới 3 tuổi - tùy thuộc từng gia đình, từng đứa trẻ) thì dùng bỉm, tã. Ngoài ra, cha mẹ phải căn dặn, nhắc nhở cho trẻ về việc đi vệ sinh đúng nơi, đúng chỗ từ giai đoạn này.

Nếu trẻ trên 4 tuổi: Trẻ 3 - 4 tuổi là đã hoàn toàn chủ động đi vệ sinh. Ngay khi con nói rằng mình muốn đi tiểu/đại tiện cha mẹ cần nhanh chóng tìm nhà vệ sinh cho trẻ. Hãy cho con tự vào trong giải quyết nhu cầu, việc của cha mẹ là kiên nhẫn đứng đợi ở ngoài. Hãy để con tự làm mọi thứ từ việc xả nước, rửa tay và lau hay sấy tay.

Trong trường hợp nhà vệ sinh ở xa hoặc thật sự khó kiếm, hãy nghĩ tới các phương án khác như đi nhờ thay vì phóng uế bừa bãi, gây ảnh hưởng tới những người xung quanh.

 


Theo Helino

 


tè bậy

Cách dạy con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.