- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bé trai cần được trải nghiệm thất bại càng nhiều càng tốt
Với các bé trai, cha mẹ đừng chỉ cho con cách làm ngay, hãy để con tự làm và thất bại, cho đến khi con tự mình làm được, chị Nguyễn Thị Thu (ở Tokyo, Nhật Bản) - một dịch giả chuyên dịch sách về trẻ nhỏ - chia sẻ.
Sự cấm đoán của cha mẹ vô tình làm mất đi sự hứng thú, tò mò của các bé trai. Ảnh minh họa: internet. |
Chị Nguyễn Thị Thu cho biết, cha mẹ đừng nói “không được” để cấm đoán một đứa trẻ, nhất là với cậu con trai. Bởi năng lượng học tập của con trai nằm ở sự hứng thú. Khi con đang có hứng thú cao độ với một trò chơi để khám phá thì những câu quát cấm đoán đã vô tình làm mất đi sự hứng thú, sự tò mò đang chớm nhú của trẻ mà không biết rằng đó chính là những hạt mầm đầu tiên sẽ trở thành hứng thú học tập và nghiên cứu sau này.
Đặc biệt, hãy để con trai tự làm, tự đối mặt với thất bại. Con trai cần nhiều thất bại hơn con gái. Bởi, đặc trưng của giới này, chính là thông qua những lần tự mình được trải nghiệm và thất bại, họ sẽ lý giải mọi sự vật sự việc để từ đó tự mình mở toang cánh cửa bí mật.
Trong khi con gái có năng lực giao tiếp tốt hơn bởi con gái học cách làm thông qua lắng nghe người khác, thì con trai thích được tự mình trải nghiệm hơn là thích nghe chỉ thị của người khác ngay lập tức. Vì thế, con trai sẽ phản kháng mạnh mẽ hơn trước những áp đặt, chỉ thị của người lớn, mà chúng ta thường hay quy chụp cho “nghịch ngợm, hiếu động, khó bảo”… hơn con gái.
Từ bỏ những câu “không được” với trẻ là điều vô cùng khó khăn với các cha mẹ. Tuy nhiên, theo chị Thu, chỉ cần cha mẹ kiên nhẫn, biết quan sát để nắm bắt tâm lý của con thì điều đó sẽ dễ thực hiện. Thay vì nói “không được” một cách thẳng thừng, cha mẹ cần cảnh báo với con về những nguy hiểm mà con cần chú ý với những vật dụng trong nhà như ổ điện, dao, kéo…
Cha mẹ hãy nuôi dưỡng những đứa con biết cãi nhưng cần phải tuân theo nguyên tắc. Ảnh minh họa internet. |
Việc nói cho con cảm xúc của người khác, của đồ vật khi con “mạnh tay” với chúng sẽ khiến con hành động nhẹ nhàng, từ tốn hơn. Việc thay đổi luật chơi khi con đang chơi như thi xem ai đi nhẹ nhàng nhất (trong khi con đang nhảy uỳnh uỵch), từ ném bóng sang lăn bóng… cũng khiến con hứng thú với kiểu chơi mới mà vẫn đạt được mục đích của cha mẹ…
Ngoài ra, cha mẹ và con thỏa thuận về các khung giờ: Kim đồng hồ chỉ số 6 thì đi tắm, số 10 thì đi ngủ… Việc thỏa thuận này sẽ khiến con không mè nheo khi muốn chơi thêm nữa. Việc đưa con lựa chọn phương án A hay B cũng là phương pháp hay để dạy con tính tự chủ, tự quyết, tự suy nghĩ.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là cha mẹ phải tuyệt đối tuân theo những quy định đã đề ra cùng con và không được thỏa hiệp. Nếu đã là bữa cơm không được nghịch điện thoại thì 1 chút cũng không cầm vào, đã nói bữa nay chỉ ăn 1 cái bánh là chỉ 1, trẻ có thỏa hiệp đòi 2 cũng nhất quyết không…
Chị Thu nhấn mạnh, cha mẹ hãy nuôi dưỡng những em bé biết cãi nhưng cần tuân theo nguyên tắc. Việc bị cha mẹ cấm đoán sẽ làm mất đi hứng thú và sự tò mò của con, trong khi đây lại là điều rất cần thiết với con trẻ.
Theo Phụ nữ Việt Nam