Học sinh Singapore đọc truyện để yêu thích môn Toán

Đọc truyện trong giờ Toán là phương pháp giảng dạy mới đang phát huy hiệu quả tốt tại trường tiểu học Woodgrove (Singapore).

 Đọc truyện trong giờ Toán là phương pháp giảng dạy mới đang phát huy hiệu quả tốt tại trường tiểu học Woodgrove (Singapore).

Theo Straits Times, một trong những câu chuyện học sinh trường Woodgrove thường đọc là The Number Devil, kể về một cậu bé luôn sợ môn Toán.

Trong cuộc hành trình trải qua 12 giấc mơ, cậu gặp một sinh vật kỳ lạ, dạy cho cậu những khái niệm Toán học như số nguyên tố và cách tính diện tích theo cách vui vẻ.

Tan Hai Yang - một học sinh lớp 4 - cho biết em rất thích đọc truyện này. Trường bắt đầu đưa sách truyện vào lớp từ năm ngoái.

“Cậu bé trong The Number Devil ban đầu không thích học Toán. Nhưng nhờ một nhân vật xuất hiện trong giấc mơ, cậu ấy đã học được rất nhiều.

Cháu thích đọc những truyện thế này, bởi chúng thú vị hơn là ngồi xem giáo viên viết kiến thức lên bảng và đưa ra lời giải thích dài dòng”, học sinh 10 tuổi nói.

Hoc sinh Singapore doc truyen de yeu thich mon Toan hinh anh 1
Học sinh được thỏa sức đọc truyện trong giờ học Toán là phương pháp giảng dạy mới ở trường tiểu học học Woodgrove, Singapore.



Dùng văn học để dạy Toán là phương pháp do bà Tan Hong Kai - giáo viên chịu trách nhiệm chính bộ môn Toán ở trường Woodgrove - khởi xướng. Bà từng sử dụng cách này tại một lớp học vài năm trước đây.

“Các em tỏ ra rất hào hứng và muốn mua thêm sách truyện về đọc”, cô Tan nói.

Theo Straits Times, trường Woodgrove bắt đầu thử nghiệm phương pháp này lần đầu tiên năm 2014 và giờ áp dụng trên tất cả khối lớp. Hiện trường có hơn 50 cuốn sách truyện về môn Toán dành cho học sinh.

Josephine Ng - hiệu trưởng trường tiểu học Woodgrove - cho biết mục đích của việc này là “giúp các em thích Toán và tự mình tìm hiểu vấn đề theo nhiều cách thức khác nhau”.

“Chúng tôi muốn giúp các em làm chủ những nguyên tắc cơ bản, tăng sự tự tin, bởi Toán học rất quan trọng ở cấp trung học và trong nhiều ngành nghề", vị hiệu trưởng cho hay.

Nhà trường cũng điều chỉnh cách thức giảng dạy sao cho phù hợp với phương pháp mới. Ví dụ, học sinh yếu sẽ được hướng dẫn và giúp đỡ nhiều hơn, trong khi những em học giỏi sẽ nhận được các bài tập mở, câu đố hay hoạt động vui.

Học sinh cũng được tham gia vào những chương trình vừa học vừa chơi được tổ chức hàng tuần. Tại đây, các em sẽ tiếp thu kiến thức thông qua trò chơi, câu đố và sẽ có buổi học nhóm nhỏ dành cho học sinh cần giúp đỡ thêm.

Giáo viên cũng cho phép học sinh làm các công việc như “tìm tòi” để rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, thay vì chỉ dạy công thức và khái niệm. Cụ thể, các em sẽ phải giải câu đố về một dãy số theo quy luật, cho thời gian suy nghĩ, phỏng đoán, sau đó đưa ra kết quả và giải thích ý kiến ngay tại lớp.

Lee Ci (12 tuổi, học sinh lớp 6) nhận xét phương pháp học Toán này mang tính tương tác cao: “Đôi khi, chúng em được chơi trò chơi và nhận các đồ vật hình khối để xây dựng mọi thứ".

Gary Gan - bạn cùng lớp của LeeCi - nói thêm rằng em thích giải những bài Toán khó bởi việc tính toán khá thú vị. Nó giúp em giải quyết nhiều vấn đề trong tương lai.
Theo zing

môn Toán

học sinh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.