Bí quyết nhỏ giúp mẹ thay đổi cuộc đời con

Với những đứa trẻ hướng nội, cách ứng xử của người lớn chính là bí quyết giúp thay đổi cuộc đời bé.

Với những đứa trẻ hướng nội, cách ứng xử của người lớn chính là bí quyết giúp thay đổi cuộc đời bé.

Khi trẻ hướng nội bước ra ngoài xã hội, bé chỉ dám tương tác với những người thân quen, rụt rè và e ngại khi người lạ đến gần. Ở trường, bé dần khép mình lại, lạc lõng giữa bạn bè đồng trang lứa. Muốn hòa nhập, bé cần rất nhiều thời gian và sự thay đổi.

Bố mẹ không nên ép buộc hay quát mắng trẻ, điều cần làm chính là để bé đủ sẵn sàng để làm việc mình muốn và giúp bé hiểu được việc kết bạn là một điều tốt. Những đứa trẻ hướng nội thường sẽ không dám mở lời với người lạ khi họ bắt đầu câu chuyện bằng lời hỏi thăm tên tuổi chẳng hạn. Kể cả khi "người lạ" đó vẫn sẽ tiếp tục bắt chuyện để cố đưa bé ra khỏi vỏ ốc của mình thì việc làm này không những vô ích mà còn làm bé nép mình hơn.

Dưới đây là một số bí kíp cho bố mẹ có con sống quá hướng nội có thể giúp thay đổi cuộc đời con.

1. Chuẩn bị trước môi trường mới và cả những người mới

Hãy kể cho trẻ nghe về ngôi trường mới, lớp học mới hay cho con xem ảnh về những người mà bé sắp sửa gặp. Qua đó, bạn sẽ tạo cảm giác mong đợi được trải nghiệm và gặp gỡ cái mới cho con.

Những câu chuyện này còn giúp trẻ luyện tập một vài tình huống, làm giảm bớt nỗi lo lắng trong con khi tiếp xúc với người lạ và môi trường lạ. Bố mẹ nên cố gắng cho bé gặp từng người trước khi gặp cả nhóm, bé sẽ cảm thấy đỡ xa lạ hơn, từ đó bé sẽ thoải mái "len lỏi" vào những mối liên kết mới qua những người và những mối quan hệ đã quen thân.

2. Giảm tải sự mới lạ và tăng sự quen thuộc quanh bé

Một gợi ý rất dễ thực hiện cho bố mẹ là để con được mang theo chú gấu bông yêu quý, cuốn sách hay món đồ chơi yêu thích bên mình. Ngoài ra, có một điều lưu ý là bố mẹ nên đưa con đến những nơi đông người vào lúc thưa vắng. Nếu đó là một bữa tiệc, hãy cho bé đến thật sớm khi khách dự tiệc chưa đông đủ để bé có thể thích nghi với không gian xa lạ trước khi mọi người tụ tập ồn ào và náo nhiệt.

Trẻ hướng nội

3. Chậm mà chắc

Nếu bạn hối thúc bé quá nhiều và quá sớm, bé sẽ càng thu mình lại, kháng cự lì lợm hơn nữa. Vì vậy, hãy để bé tiếp xúc dần dần với các mối quan hệ là phương cách tốt nhất để thay đổi những đứa trẻ sống hướng nội.

4. Gợi nhớ lại những gì con đã vượt qua để làm động lực và trấn an những lúc con bất ổn

Đôi khi một vài lời nhắc lại cho con về cách con đã từng chinh phục được sợ hãi, chiến thắng nỗi do dự trong quá khứ như thế nào cũng đủ làm động lực để bé vượt qua chính mình và sống hòa đồng, gần gũi với mọi người hơn. Giống như sự khích lệ vậy, những gợi nhớ của bố mẹ sẽ là liều thuốc tinh thần để bé bước ra khỏi sự rụt rè, sợ hãi hay cảm giác e dè trước đám đông.

5. Chuẩn bị trước tâm lí cho những người con sẽ gặp về tính cách của bé

Miêu tả về con với người khác, bạn không cần phải viện cớ này nọ hay xin thứ lỗi về những hành động đôi khi là vô lễ mà con có thể gây ra. Đừng bao giờ làm như vậy! Điều quan trọng là bố mẹ cần nói qua cho mọi người biết tính cách đặc trưng của bé nhằm giảm thiểu khả năng họ sẽ "áp đảo" con bằng những lời đề nghị "phải thế này, phải thế kia". Hãy chia sẻ một cách nhẹ nhàng với họ rằng bé là một đứa trẻ hướng nội, bé hay bị bỡ ngỡ khi bước vào môi trường mới và tiếp xúc với người mới.

Nếu bé quay phắt đi trước một lời chào, từ chối một lời mời hay lùi lại trước một cái ôm thân tình, bạn hãy giải thích cho mọi người hiểu rằng đó là cách con phản ứng trước một điều lạ lẫm. Hành động đó của con không có gì đáng buồn và cũng đừng cảm thấy bị xúc phạm hay thất vọng bởi sự "phũ phàng" của bé.

Là người mẹ, bạn nên chỉ cho mọi người cách tiếp cận nhẹ nhàng, kiên nhẫn và phù hợp nhất với bé.

Lời khuyên cuối cùng là đôi khi chúng ta cũng cần mặc kệ tất cả, đừng quan tâm về suy nghĩ và phán xét của người khác về con mình, hãy luôn tự hào và an tâm vì bạn mới là người duy nhất luôn ủng hộ con cái của mình, giúp con vượt qua mọi trở ngại.

Theo Trí Thức Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.