- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cha mẹ mắc sai lầm khi dạy con chỉ vì nhầm lẫn khái niệm
Sai lầm này của bố mẹ đã tước đi cơ hội rèn luyện và khiến trẻ nảy sinh tính xấu
Người làm cha làm mẹ nào cũng mong muốn con mình được nuôi dưỡng và phát triển một cách tốt nhất. Tất cả xuất phát từ lòng yêu thương, tuy nhiên, đôi khi vì những nhầm lẫn không đáng có trong cách giáo dục, những kỳ vọng ban đầu lại dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
Nuông chiều khác với yêu chiều
Nếu “làm nũng” là bản năng của những đứa trẻ thì “yêu thương” là bản năng của các bậc cha mẹ. Vậy nên, ngày nay, khi đời sống kinh tế khá giả hơn, mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con, việc cha mẹ chiều chuộng con cái là điều đương nhiên.
Tuy nhiên, nuông chiều và yêu chiều là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau ảnh hưởng đến tính cách con cái, cha mẹ cần phân biệt rõ để có được sự dạy dỗ tốt nhất.
Đều xuất phát từ lòng yêu thương, nhưng nuông chiều là phụ huynh đang bảo vệ, bao bọc con cái quá mức. Thường những bố mẹ nuông chiều con sẽ có xu hướng làm thay con tất cả mọi việc ngay cả khi con chưa có nhu cầu, đáp ứng bất cứ thứ gì con đòi hỏi, thường xuyên nhượng bộ con, chu cấp vật chất cho con quá nhiều…
Sai lầm này của bố mẹ đã tước đi cơ hội để trẻ rèn luyện tính tự lập, ngoài ra, còn khiến trẻ nảy sinh tính xấu như: hay mè nheo, ỷ lại, sống phụ thuộc, dựa dẫm vào bố mẹ.
Trong khi đó, yêu chiều lại là điều cha mẹ nên “hào phóng” với con cái vì đó là sự tôn trọng, đáp ứng những cảm xúc và suy nghĩ, hành động chính đáng của trẻ. Ví dụ, khi trẻ đã cố gắng làm gì đó nhưng không được, bố mẹ nên đến để hỗ trợ con. Hoặc khi bạn đang đọc báo mà con sà vào muốn đọc theo chính là trẻ muốn được mẹ ôm ấp, tình cảm với bố mẹ, bạn đừng nên từ chối. Đó là những nhu cầu về tình cảm, sinh lý bình thường của trẻ, nếu được thỏa mãn bé sẽ vui vẻ, tích cực hơn, yêu thương tin tưởng bố mẹ hơn.
Nghiêm khắc thái quá trở thành đàn áp
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng nghiêm khắc với trẻ là một trong những điều tối cần thiết để giáo dục trẻ ngoan ngoãn và nghe lời. Điều này không sai, tuy nhiên, nếu quá nghiêm khắc sẽ trở thành “đàn áp” và điều đó là mối nguy cho sự phát triển của trẻ.
Phụ huynh thông minh sẽ nghiêm khắc đúng lúc và vừa đủ để trẻ sợ, nể phục nhưng vẫn tin yêu. Chẳng hạn, bố mẹ đặt ra yêu cầu chính đáng nào đó, con cần thực hiện nghiêm túc, nếu không sẽ bị phạt, tuyệt đối không xuề xòa cho qua. Thế nhưng, ngoài những lúc đó, bố mẹ vẫn yêu thương gần gũi, chơi đùa với con vui vẻ, chứ không phải lúc nào cũng tỏ ra nghiêm nghị khiến con cái dần trở nên xa cách.
Thực tế, bố mẹ nhiều khi không ý thức được mình đang đàn áp con thông qua các hành vi như cáu gắt, mắng mỏ, tỏ thái độ giận dữ, sẵn sàng dùng roi bất cứ khi nào. Đôi khi, người lớn còn yêu cầu trẻ làm những việc vô lý đối với trẻ và trừng phạt thật nặng khi trẻ không làm được… Hậu quả từ sự “nghiêm khắc thái quá” đó của bố mẹ là trẻ luôn sợ hãi, lo âu và xa lánh bố mẹ chứ không phải “ngoan” thực sự. Lâu dần, điều này còn hình thành ở trẻ thói quen nói dối mỗi khi gặp tình huống bất lợi để tránh bị đánh mắng và phạt.
Kiên định và bảo thủ, độc đoán
Bài viết Thiếu kiên định, thống nhất: Bố mẹ đang "bắt" con hư? cho thấy rằng sự kiên định của bố mẹ là một điều vô cùng quan trọng trong quá trình dạy dỗ con cái trở thành những đứa trẻ ngoan.
Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn luôn có sự nhầm lẫn giữa kiên định và sự bảo thủ, độc đoán có thể làm tổn tương con trẻ.
Nếu nói một đằng nhưng làm một nẻo khiến lời nói của bạn giảm giá trị, những đứa trẻ sẽ không tin vào những gì bạn nói, thì kiên định sẽ cho kết quả ngược lại. Sự kiên định, quyết đoán trong lời nói và hành động là dựa trên tình yêu thương, hiểu biết và tôn trọng con. Tức là bố mẹ sẽ đưa ra những yêu cầu và cả hình phạt nếu cần dựa trên độ tuổi và khả năng của con, có sự trao đổi và thống nhất với con. Ví dụ: "Con làm xong bài tập thì mai mới được đi chơi, nếu không mai con phải ở nhà nhổ cỏ vườn". Nếu trẻ đồng ý thì sẽ thực hiện đúng theo thỏa thuận, không thay đổi. Không đồng ý thì bố mẹ có thể đưa hình phạt tương đương khác cho trẻ chọn.
Ngược lại, bảo thủ, độc đoán là đưa ra những yêu cầu mang tính chất cảm tính, áp đặt của người lớn hơn là vì con trẻ, suy nghĩ cho trẻ. Theo các chuyên gia tâm lý, nguyên tắc của các bậc bố mẹ dạy con bằng sự độc đoán thường là: "Lời nói của bố mẹ là bất khả kháng. Khi bố mẹ 'ra lệnh', con miễn trình bày, không được nêu ý kiến"….
Thực tế, những đứa trẻ trong hoàn cảnh đó thường khá khổ sở, sống thu mình và thiếu niềm tin vào bố mẹ. Vì chỉ nói một chiều, ép con phải làm theo những tiêu chuẩn do mình đặt ra, bố mẹ có thể không hiểu được những hứng thú, sở thích riêng của con, không thấy được những sự thay đổi, phát triển của trẻ. Những đứa trẻ luôn phải làm theo mệnh lệnh dần dần sẽ trở nên thiếu tính sáng tạo, và khi trưởng thành, chúng có thể cũng sẽ cố gắng ra lệnh cho người khác nếu có cơ hội.
Bạn có ý kiến như thế nào với vấn đề nêu ra trong bài viết trên? Tintuconline mời độc giả cùng chia sẻ những câu chuyện thực tế trong quá trình nuôi dạy con. Thông tin xin gửi về địa chỉ Tintuconline@vietnamnet.vn hoặc comment dưới bài viết. Cảm ơn sự đóng góp của các bạn! |