Chỉ mất 1 tuần để "trị" dứt điểm hành vi xấu của trẻ

Bạn đau đầu không biết làm sao khi con cư xử không ngoan? Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn cách sửa những hành vi xấu của trẻ chỉ trong vỏn vẹn 1 tuần với sự trợ giúp của những chuyên gia hàng đầu.

Bạn đau đầu không biết làm sao khi con cư xử không ngoan? Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn cách sửa những hành vi xấu của trẻ chỉ trong vỏn vẹn 1 tuần với sự trợ giúp của những chuyên gia hàng đầu.

Theo những chuyên gia trong lĩnh vực nuôi dạy trẻ, thực ra có một cách để sửa những hành vi xấu của trẻ rất nhanh, đó là phải nhìn vào sâu trong vấn đề.

Những lúc trẻ hỗn hoặc cư xử không ngoan có thể khiến bạn tức sôi máu. Và điều này có thể dẫn đến những phản ứng tồi tệ của các bậc phụ huynh như phạt hay đánh con. Theo Bernard Percy, một chuyên gia về cách nuôi dạy con đến từ Los Angeles, "Nếu bạn chỉ chăm chăm tập trung vào những gì một đứa trẻ làm sai, thì trẻ sẽ theo tự nhiên chống lại, dẫn đến những cuộc tranh cãi và những ứng xử tồi tệ hơn”. Nói cách khác, khi bạn nổi đóa và hành động mà không suy nghĩ thì trẻ sẽ không thừa nhận lỗi của chúng.

Để sửa được hành vi xấu của một đứa trẻ, bạn cần phải có một cách tiếp cận khác. Nhiều chuyên gia tin rằng chiến lược “một tuần” có thể giải quyết một cách hiệu quả bất kỳ vấn đề về hành vi nào ở trẻ. Bí quyết là mỗi ngày sử dụng một chiến lược khác nhau.

Ngày 1: Đừng vội phản ứng

Để giải quyết một cách hiệu quả những hành vi chưa đúng mực của trẻ, trước tiên bố mẹ cần phải giữ bình tĩnh. Không nên phản ứng lại ngay với những hành vi của trẻ một cách không đúng mực mà thiếu suy nghĩ.

Nếu con bạn cứ làm loạn hết cả lên thì đừng nên quá bận tâm hay thậm chí khẳng định hành vi của con là sai. Đừng để con cảm thấy chúng có thể làm bạn nổi điên hay phản ứng không đúng. Bố mẹ nên bình tĩnh giải quyết vấn đề hoặc ngó lơ đi những hành vi xấu của trẻ cho đến khi chúng bình tĩnh trở lại và thừa nhận lỗi của chúng.
Hành vi xấu của trẻ
Thử một cách tiếp cận khác để sửa những hành vi xấu của trẻ.

Ngày 2: Giữ tinh thần lạc quan

Robin HC, huấn luyện viên chuyên về các vấn đề gia đình và là tác giả của cuốn sách “Tư duy theo cách của bạn để vui vẻ!”, nói rằng: "Khi bạn đánh giá con của bạn, hãy chắc chắn đánh giá đó là tích cực để con bạn biết chúng có tiêu chuẩn cao để phấn đấu".

Đừng thức dậy vào ngày thứ hai với kỳ vọng tiêu cực liên quan đến hành vi của trẻ. Hãy suy nghĩ lạc quan rằng những gì bạn làm đang có hiệu quả và sẽ hiệu quả nếu như bạn kiên trì.

Ngày 3: Làm gương cho con

Tiến sĩ Jayne Bellando, cũng là bác sĩ tâm lý trẻ em tại bệnh viện nhi Arkansas, đã cho thấy tầm quan trọng của việc làm gương cho trẻ noi theo. Nói cách khác, nếu bạn muốn con cái của bạn làm theo những hành vi tốt và trưởng thành, thì một lần nữa, bạn phải nhìn vào trong vấn đề. Bố mẹ phải là một tấm gương sáng cho con. Sau này bạn sẽ thấy rằng dấu ấn của mình sẽ là một yếu tố ảnh hưởng đến cách hành xử thường ngày của con.

Ngày 4: Giải thích trước khi phạt

Gary M. Unruh, tác giả của cuốn sách “Giải phóng sức mạnh tình yêu của bố mẹ”, tin rằng "Trẻ thường cư xử xấu đều vì một lý do nào đó. Đó là lý do tại sao bạn nên chỉ ra cảm xúc dẫn đến những hành vi xấu của trẻ, và sau đó hãy cho trẻ thấy hậu quả của những hành vi đó". Hãy cho con cảm giác của sự chấp nhận và thấu hiểu ngay cả khi chúng bị phạt vì hành vi xấu.

Bố mẹ hãy cho trẻ cơ hội giải thích và làm rõ những gì trẻ muốn thể hiện trước khi chỉ đưa ra hình phạt một cách mù quáng. Trẻ thường cư xử không ngoan khi chúng không thể thể hiện hay biểu lộ hết những cảm xúc hay suy nghĩ của chúng. Hãy giúp trẻ có thể làm được điều đó và đừng khiến trẻ có cảm giác bị cô lập hay cô đơn. Bố mẹ nên thể hiện vẫn yêu chúng, nhưng vẫn phải phạt chúng vì đã cư xử không đúng.

Hành vi xấu của trẻ
Đừng nổi đóa hay vội phạt con mà trước hết bố mẹ cần phải giữ bình tĩnh.

Ngày 5: Hãy luôn kiên định

Bertie Bregman, giám đốc trung tâm dịch vụ y học gia đình tại bệnh viện New York- Presbyterian, khuyên rằng, "Cha mẹ cần phải kiên định, rõ ràng suy nghĩ của mình và tránh nổi nóng nhất thời". Tương tự như những gì đã được đề cập trước đó, bạn luôn phải giữ bình tĩnh dù có việc gì đi chăng nữa.

Bạn không thể bình tĩnh hôm nay rồi sau đó lại quát mắt, thiếu công bằng vào ngày hôm sau. Các ông bố bà mẹ nên nhớ rằng tính nhất quán và sự kiên định là chìa khóa.

Ngày 6: Đôi lúc cũng phải sửa đổi quy tắc

Nếu có nhiều hành vi xấu của trẻ xuất phát từ cùng một lý do, các chuyên gia khuyên bạn nên thay đổi các quy tắc. Catherine Hickem, tác giả của cuốn “Dạy con mà không phải hối tiếc” nói: "Bạn chỉ cần đối phó với việc phá vỡ những quy tắc cũ và thiết lập những quy tắc mới".

Thay vì cho phép những thói quen giống nhau mà luôn gây ra rắc rối, hãy thay đổi những quy tắc của bạn!Nếu trẻ liên tục nhận tỏ ra khó chịu với thời gian được xem TV, thì đó là lúc để thay đổi.

Hành vi xấu
Bố mẹ hãy nhớ giải thích cho con rõ ràng trước khi đưa ra hình phạt cho con.

Ngày 7: Hãy thư giãn

Ngày thứ bảy là ngày mà bạn nên ngồi xem lại tất cả những gì bạn đã làm cho đến nay. Hãy dành thời gian để nhìn lại và xem bạn và con đã đi được bao xa trong quá trình sửa những hành vi xấu. Và sau khi bạn đã đánh giá được những thành công cũng như những hạn chế trong tuần vừa qua, thì hãy nghỉ ngơi. Sau đó sẽ là thời gian để giải quyết thêm bất kỳ vấn đề nào còn vướng mắc. Hãy thử thực hiện bất cứ chiến lược nào bạn thấy hiệu quả nhất.

Theo Trí thức trẻ


kỹ năng làm cha mẹ

nuôi dạy trẻ

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.