- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Con khóc ăn vạ, mẹ dỗ không nín cũng chẳng sao!
Là vì con cần có cơ hội để học cách điều chỉnh cảm xúc của mình.
Là vì con cần có cơ hội để học cách điều chỉnh cảm xúc của mình.
Cũng giống như rất nhiều bà mẹ khác, chị Nguyễn Thị Thu - mẹ Việt đang sinh sống tại Nhật - mẹ của bé Bon, 2 tuổi - cũng từng phải đối phó với vô số lần ăn vạ của con. Chị tâm sự: "Có một đứa trẻ lên 2 tuổi, mình cũng gặp rất nhiều khó khăn với mỗi cơn ăn vạ của Bon, đến nỗi thi thoảng cũng phải stress và bất lực. Mình nhận ra một điều sâu sắc rằng mỗi đứa trẻ không phải là một cỗ máy mà chỉ cần mẹ lập trình theo sách vở nói thì nó sẽ nghe theo. Nuôi dạy con chính là quá trình để cả mẹ và con cùng trưởng thành lên thông qua bao nhiêu lần thất bại và vấp ngã".
Chị Thu đã kể lại một số tình huống ăn vạ của bé Bon:
Tình huống 1:
Khi
Bon tầm 20 tháng tuổi, có vài lần mình khốn khổ với cu cậu trên xe
điện. Lúc chờ xe điện đến thì cu cậu mải chơi trên sân ga, xe điện đến
không chịu lên, mẹ phải cưỡng chế. Cưỡng chế thì cu cậu lăn ra khóc ăn vạ
trên tàu. Có khi khóc đến lúc tàu về đến ga rồi vẫn cứ không chịu
xuống. Mẹ phải cưỡng chế lôi ra khỏi tàu (Bon ăn vạ không cho mẹ bế). Mẹ
mệt quá không ôm nổi nên để cu cậu nằm ngay trên sân ga chờ tàu cho ăn
vạ. Sân ga chờ tàu tầm 6h ở Tokyo đông kinh khủng, người người nườm
nượp, mọi ánh mắt đổ dồn vào hai mẹ con, mẹ thì đeo cặp như học sinh cấp
3, con thì lăn ra sàn ăn vạ khóc lóc ầm ĩ. Mình có cảm thấy xấu hổ
không? Có chứ!
Nhưng lúc như thế mình làm gì?
Mình ngồi bên cạnh con nhắc lại với con mong muốn của con với giọng rất
nhẹ nhàng, bình tĩnh: "À, con muốn chơi tiếp mà đúng không. Con chưa
muốn xuống tàu. Mẹ biết, mẹ biết. Nhưng mà mình phải xuống rồi. Ga nhà
mình đây mà". Bon vẫn khóc và mẹ bồi thêm "Uh, mẹ ngồi đây chờ con, con
cứ khóc đi, tức quá mà, ấm ức quá mà nhỉ".
Rồi 15-20 phút sau cu cậu cũng nín vì khóc mệt rồi. Khóc xong thì mẹ sẽ đến ôm rồi hai mẹ con về nhà.
Tình huống 2:
Hôm
trước đi chơi ở cửa hàng đồ chơi, cu cậu đòi đồ chơi mà mẹ không mua vì
trước khi vào mình nói với con là hôm nay không mua đồ chơi đâu nha.
Nhưng cu cậu thích cái xe bus và đòi mua mà mẹ không mua là khóc ăn vạ
20 phút từ lúc ở cửa hàng đến nhà để xe. Mẹ nói nhẹ nhàng dù con rất
muốn xe bus nhưng mình không mua được hôm nay, để hôm sau con nhé. Mình
hứa rồi mà.
Mẹ chờ 15 phút ở nhà để xe mà cứ
thế gào lên "Con muốn xe bus, mẹ mua cho con. Mẹ tính tiền đi". Chờ lâu
quá mình đành cho lên ghế ngồi để về. Về đến nhà vẫn không ngừng khóc
đòi mở cửa đi mua. Mẹ lại từ tốn bảo con rất muốn xe bus nhưng hôm nay
mình không mua rồi mà. Con cứ khóc đi, khóc xong thì chạy đến chỗ mẹ,
rồi mình tránh đi chỗ khác cho cu cậu tự xử lí cảm xúc. Tầm 20 phút sau
Bon mới chịu thôi.
Khi ấy mình đến bên ôm cu
cậu thật chặt và vỗ về "Bon của mẹ đã bình tĩnh rồi này. Con giỏi lắm,
rất biết kiềm chế, rất cố gắng. Mẹ cảm ơn Bon, mẹ yêu Bon lắm".
Sau nhiều lần đối phó với những cơn ăn vạ của con, chị Nguyễn Thị Thu đã rút ra một số bài học cho chính bản thân mình:
Cho
con ra ngoài trời nhiều hơn là 1 biện pháp để giảm cơn ăn vạ và đối đầu
của 2 mẹ con. Trong ảnh là niềm vui của Bon khi lần đầu được bế chuột.
(Ảnh: NVCC)
1. Thừa nhận mong muốn của con
Trong
mọi trường hợp Bon phản kháng, mình cố gắng làm sao thừa nhận mong muốn
của con đầu tiên, rồi sau đó cố gắng không quát to tiếng ăn miếng trả
miếng lại con, nói năng nhẹ nhàng và thái độ nhất quán. Lúc tức quá mình
cố gắng nén cơn tức xuống bằng cách hít thở sâu, rồi bỏ đi chỗ khác.
Điều
quan trọng nhất con cần là mẹ phải dạy con học cách kiềm chế và điều
chỉnh cảm xúc của bản thân mình. Và mình cũng hiểu rằng trong mỗi lần
con đòi hỏi và ăn vạ cách ứng xử
của mẹ không phải để con nhanh nín, nghe theo lời mẹ, mà chính là dẫn
dắt để con biết bộc lộ cảm xúc của mình, đối diện với nó rồi từ đó học
cách kiềm chế nó qua mỗi lần con phản kháng và ăn vạ.
Tuổi
lên 2-3 chính là giai đoạn tuyệt vời để con học được điều ấy. Con chưa
nói sõi, chưa biết rõ cảm xúc của mình, chưa biết cách điều chỉnh nó,
chưa biết được cảm xúc của người khác ra sao mà mới chỉ suy nghĩ đến cảm
xúc của bản thân mà thôi.
Vậy thì lời nói
thừa nhận của mẹ về mong muốn của con sẽ giúp con hiểu mẹ biết như thế,
nhưng mẹ cũng nói ra là nó không được, để con hiểu rằng có cái con được
phép làm, có cái con không được. Trải qua nhiều lần lặp đi lặp lại con
sẽ học được là cái nào được phép, cái nào không và xử lí cảm xúc của
mình.
2. Thái độ ứng xử của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến tính cách của con
Trong
việc nuôi dạy Bon, điều mình coi trọng nhất là dạy Bon cách ứng xử nhẹ
nhàng, từ tốn, lễ độ với mọi người. Muốn như vậy mình và bố Bon phải làm
gương trước. Vì thế mình luôn cố gắng nói nhẹ nhàng nhất, từ tốn nhất
với Bon, cố gắng không quát, không ra lệnh. Tức lên thì bỏ đi chỗ khác,
hay nhường chiến trường lại cho bố Bon xử lí thay.
Mình cũng không bao giờ nói con hư quá, con xấu tính quá, lại càng không bao giờ mắng con trước mặt người lạ
cho dù mình có thể trở thành bà mẹ chiều con trong mắt mọi người đi
nữa. Vì mình cũng hiểu, phê phán con trước mặt người khác không bao giờ
là hành động nên làm của cha mẹ cả, càng không nuôi dưỡng nhân cách tốt
đẹp gì cho con. Mình từng gặp rất nhiều đứa nhỏ cứ bị ông, bà, bố mẹ nói
sao con hư thế trước mặt mọi người, nên đứa trẻ ấy thường rất bướng và
thích bạo lực.
3. Một số trường hợp có thể châm trước và dùng biện pháp ra ám hiệu
Khi
Bon tắm ở bồn mà không muốn ra hay khi muốn chơi cái gì đó thì mình
thường nói là vậy con chơi thêm 1 lần nữa thôi nhé, con đồng ý thì ok.
Hay mình sẽ đếm đến 3 để ngưng lại. Hầu hết con đều hợp tác và ít khóc.
4. Cuộc cãi vã yêu thương của hai mẹ con
Từ
4 tháng nay Bon rất hay dùng câu yêu hay không yêu bố mẹ để thể hiện
thái độ như mọi cô bé cậu bé khác. Lúc nào mẹ không cho làm gì thì quay
sang yêu papa cớ, không yêu mama. Có hôm con nói với mama giọng rất tức
giận "không yêu mẹ", mình nhìn Bon mặt tỉnh bơ "Uh, nhưng mẹ vẫn yêu
Trung", con cứ nói 1 câu mình lại đáp trả lại như thế. Kết cục cu cậu
vừa khóc vừa cười với kiểu chọc tức của mẹ.
Vài nét về tác giả: Là mẹ Việt có một cậu con trai 2 tuổi đáng yêu đang sinh sống và học tập tại Nhật Bản, chị Nguyễn Thị Thu từng có nhiều quan điểm nuôi dạy con thú vị được nhiều bà mẹ chia sẻ. Chị đồng thời là dịch giả của cuốn sách: “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” được rất nhiều bà mẹ trẻ tìm đọc. Chị là người đầu tiên giới thiệu văn hóa đọc ehon (truyện có tranh minh họa cho trẻ 0-10 tuổi) cho con của cha mẹ Nhật đến đông đảo cha mẹ Việt Nam. |
Theo Trí Thức Trẻ