Hãy nhớ lại xem bạn đã bao nhiêu lần "hại con" vì những câu nói như thế này!

Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng con sẽ buồn hay cảm thấy bị tổn thương vì những câu nói của mình, cho đến một ngày tôi nhận được một món quà của con.

Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng con sẽ buồn hay cảm thấy bị tổn thương vì những câu nói của mình, cho đến một ngày tôi nhận được một món quà của con.

Tối hôm đó, khi đang ngồi làm việc, con gái 5 tuổi của tôi lại gần hỏi tôi “Mẹ sắp làm việc xong chưa?”, như mọi khi tôi nói với con bé “Con chờ mẹ 10 phút nữa nhé, mẹ trả lời xong email này là xong”, con bé lặng lẽ đặt xuống mặt bàn một tờ giấy gập đôi và nói: “Con có món quà tặng mẹ” rồi tự đi lấy một cuốn sách để đọc.

Chắc phải đến gần 30 phút sau tôi mới gập máy tính đứng lên, mở món quà của con bé, tôi thực sự muốn òa khóc, đó là một bức tranh với những nét chữ nguệch ngoạc vì con bé đang bắt đầu học đánh vần và viết chữ, trên bức tranh, con bé viết: “Chờ 10 phút nữa!”.

làm mẹ
Có những câu nói chỉ và vô tình hoặc theo thói quen của bố mẹ đã khiến các con bị tổn thương mà bố mẹ không hề biết. (Ảnh: NN)

Tôi nhớ lại những lần con bé tiu ngỉu vì phải “chờ mẹ 10 phút nữa”, có lần con chỉ muốn mẹ nhìn con mỉm cười khích lệ khi con vừa cắt xong một hình búp bê đồ chơi, có lần con chỉ muốn mẹ vỗ tay khen con đã đứng được bằng một chân rõ lâu giống con hồng hạc, có lần con chỉ cần mẹ đọc giúp một từ mới mà con chưa biết cách đánh vần… toàn là những điều bé xiu bé xíu vậy thôi mà sao lần nào tôi cũng bắt con phải chờ mẹ 10 phút hoặc thường xuyên là nhiều hơn thế? Để mẹ làm gì? Để mẹ có thể đọc thêm được một tí cập nhật mới trên facebook, để mẹ cố làm thêm một tí phần công việc mà mẹ cần 1 tiếng nữa mới làm xong, để mẹ tự bao biện là để cho con học được cách chờ đợi?

Nhưng có bao nhiêu cách thú vị khác để dạy con cách chờ đợi, sao cứ phải “Con chờ mẹ 10 phút nữa” khi mà con đang rất cần có mẹ ở bên?

Lời nói của cha mẹ
Bức vẽ gây ấn tượng mạnh mẽ của họa sỹ Jenna.

Mới đây một bức họa có hàng trăm nghìn lượt chia sẻ lan truyền trên mạng xã hội, đó là bức họa của nữ nghệ sĩ Jenna Simon, 28 tuổi, người Mỹ. Một bức họa vẽ bằng bút chì, phác thảo hình ảnh một bàn tay chi chít những lời nói vươn ra từ miệng trên khuôn mặt của người mẹ, bàn tay vô hình ấy túm lấy đầu đứa trẻ đang òa khóc trong sự sợ hãi. Jenna đã nhớ lại những câu nói đã làm mình tổn thương khi còn nhỏ để vẽ lại trong bức tranh. Bạn có đọc được không những dòng chữ in trên bàn tay vô hình lạnh lùng đó:

This is your own fault (Chính con gây ra lỗi này đấy)

I don’t have time for this (Mẹ không có thời gian cho việc này đâu)

Let it go (Mặc kệ nó đi)

You’re a different child (Con là đứa trẻ thật kỳ cục)...

Brat (Hỗn xược)….

Và bạn có thấy nó gần giống như những lời nói mà bạn vô tình vẫn nói với con hàng ngày, những lời mà ông bà, người giúp việc, cô giáo… vẫn nói với con, và bạn có biết không, những lời nói đó chính là “đòn bạo hành tinh thần” đối với những đứa trẻ, và còn nữa, bạo hành tinh thần còn nguy hiểm hơn bạo hành thể xác gấp trăm nghìn lần, bạo hành tinh thần mới chính là đòn bạo hành nguy hại nhất đối với sự lớn lên của một đứa trẻ.

Tôi còn nhớ cách đây không lâu, một bài viết được rất nhiều các mẹ chia sẻ, đó là bài viết của một bà mẹ quyết định sẽ dừng không nói câu “Nhanh lên” với con mình, các mẹ chia sẻ vì người mẹ nào mà chẳng gào lên “Nhanh lên nào!” với con mỗi ngày mà không biết rằng, câu nói chỉ vỏn vẹn 3 từ đó trở thành một áp lực vô hình ghê gớm đến mức nào với cả mẹ và con.

Tôi còn thấy, có rất nhiều câu nói mà những cha mẹ thông thái sẽ không bao giờ nói với con nhưng lại là câu cửa miệng của nhiều bố mẹ Việt, như là: Con chẳng được tích sự gì cả, Con không làm được việc này đâu; Bố mẹ đang bận, chờ bố mẹ 1 lát; Đừng nói nữa, mẹ nhức hết cả đầu rồi; Con ngoan thì mẹ mới yêu….

Bạn thử nghĩ xem, bạn đã nói bao nhiêu lời như vậy với con? Nó nguy hiểm còn vì chúng ta không biết rằng chúng ta đang bạo hành con bằng những lời nói như vậy.

Chia sẻ về bức họa gây ấn tượng mạnh mẽ của mình, họa sỹ Jenna nói: "Tôi vẽ để cố gắng mô tả một thực tế rằng người lớn không dùng bạo lực không có nghĩa là họ không gây tổn thương cho trẻ. Mắng chửi không để lại những vết bầm tím dễ nhận ra trên cơ thể nhưng nó lại ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần của trẻ".

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những lời nói của bố mẹ hàng ngày sẽ làm thay đổi cuộc sống của con, vì thế, cuộc sống của con sẽ trở nên như thế nào trong tương lai hoàn toàn phụ thuộc vào những điều mà bạn nói với chúng ngay bây giờ.

Bạn cũng sẽ thay đổi như tôi chứ. Từ hôm nay tôi sẽ không bao giờ nói “Chờ mẹ 10 phút!” với con nữa!

Theo Trí Thức Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.