- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đừng vội đánh giá trẻ hư, có thể bố mẹ đang hiểu lầm con trong những tình huống này đấy
Một số hành động của trẻ khiến người lớn đánh giá đó là hành động của những đứa trẻ hư, những đứa trẻ không được giáo dục tốt. Nhưng thực tế lại không hẳn vậy.
Một số hành động của trẻ khiến người lớn đánh giá đó là hành động của những đứa trẻ hư, những đứa trẻ không được giáo dục tốt. Nhưng thực tế lại không hẳn vậy.
Dưới đây là 10 hành động người lớn thường hay đánh giá đó là đứa trẻ hư và nguyên nhân thực sự đằng sau mỗi hành động cùng lời khuyên cho bố mẹ:
1. Trẻ hung hăng, bốc đồng
Thực ra là trẻ chưa có khả năng tự chủ.
Chuyện xảy ra phổ biến là khi người lớn nói "Đừng ném" thì trẻ vẫn cứ ném. Nghiên cứu cho biết lúc mới sinh, vùng não liên quan đến sự tự chủ chưa hoàn thiện và sẽ dần hoàn thiện đến khi bước vào tuổi thanh niên. Điều này lý giải vì sao khi còn nhỏ, khả năng tự chủ của trẻ thường chưa tốt.
Trẻ không phải lúc nào cũng có thể tự chủ được vì não bộ của chúng chưa được phát triển đầy đủ (Ảnh minh họa).
Khảo sát gần đây tiết lộ nhiều bậc cha mẹ cho rằng con mình có thể kiểm soát được hành vi tự chủ sớm hơn trước tuổi. Ví dụ như, 56% cha mẹ cảm thấy trẻ em dưới 3 tuổi đã có khả năng kháng cự thể hiện mong muốn làm điều gì đó mà bị cấm, trong khi hầu hết trẻ nhỏ không nắm vững kỹ năng này cho đến tầm 3,5 đến 4 tuổi.
Những gì cha mẹ có thể làm: Tự nhắc chính mình rằng trẻ không phải lúc nào cũng có thể tự chủ được vì não bộ của chúng chưa được phát triển đầy đủ và khi đối mặt với sự bốc đồng của trẻ tốt hơn người lớn nên thể hiện sự dịu dàng giúp con hiểu được hành vi của mình.
2. Trẻ quá hiếu động, nghịch ngợm
Thực ra trẻ bị "lây" sự vội vã từ người lớn.
Nhiều bố mẹ cho rằng con mình có tính hiếu động thái quá. Nghiên cứu cho thấy 28% người Mỹ "luôn cảm thấy vội vã" và 45% cho rằng họ "không có thời gian dư thừa". Kim John Payne, tác giả của "Cha mẹ giản đơn" biện luận rằng trẻ em cũng bị "lây" sự vội vã của người lớn trong nhiều hoạt động. Ông nhận định rằng trẻ cần "chậm lại" để cân đối thời gian của chúng.
Những gì cha mẹ có thể làm: Xây dựng cho trẻ khoảng thời gian yên lặng, thời gian chơi, thời gian được nghỉ ngơi để cân bằng quỹ thời gian của trẻ giúp con cải thiện tình trạng phấn khích thái quá.
3. Trẻ không ăn, không ngủ
Thực ra là nhu cầu thiết yếu không được đáp ứng đã ảnh hưởng đến tâm trạng của trẻ.
Khi không ngủ đủ giấc con người bao giờ cũng mệt mỏi, tức giận. Và trẻ con cũng vậy, chúng có phản ứng gấp mười lần khi mệt mỏi, đói, khát nước hoặc ốm.
Nhiều bậc cha mẹ cũng nhận thấy sự thay đổi đột ngột trong hành vi của trẻ em khoảng 1 tiếng đồng hồ trước bữa ăn, nếu chúng thiếu ngủ ban đêm hoặc đang bị ốm.
Những gì cha mẹ có thể làm: Trẻ không phải lúc nào cũng có thể truyền đạt hết những mong muốn của mình và cũng không phải lúc nào thích ăn thì ăn, thích ngủ thì ngủ, vì vậy cha mẹ có thể giúp con lên kế hoạch để các hoạt động sinh hoạt hàng ngày điều độ.
4. Trẻ thể hiện cảm xúc tiêu cực
Người lớn dễ dàng che giấu cảm xúc nhưng trẻ con thì chưa đủ khả năng này (Ảnh minh họa).
Thực ra là trẻ không thể che giấu cảm xúc.
Người lớn dễ dàng che giấu cảm xúc, đôi khi là kìm nén, tự phân tâm, thể hiện cảm xúc ngược lại… Nhưng trẻ con thì chưa đủ khả năng này.
Những gì cha mẹ có thể làm: Cha mẹ không nên phản ứng hoặc trừng phạt trẻ khi chúng thể hiện cảm xúc mãnh liệt, tiêu cực. Đó là cách con phát triển tự nhiên về mặt cảm xúc.
5. Trẻ không nghe lời
Thực ra là chúng đang phát triển dần về hành động
Bố mẹ thường hét lên "Ngồi yên", "Đừng đuổi theo em quanh bàn", "Đừng đánh nhau nữa", "Không được ra khỏi giường"… nhưng trẻ không làm được theo yêu cầu đó.
Đó không phải vì con hư mà vì con đang phát triển về hành động và có nhu cầu bộc lộ những hành động qua những trò chơi xung quanh.
Những gì cha mẹ có thể làm: Thay vì đánh giá con là một đứa trẻ hư, hãy tổ chức trò chơi cho con để con có thể được hoạt động, chạy nhảy tự do.
6. Trẻ bướng bỉnh
Đôi khi trẻ muốn chủ động làm theo ý mình (Ảnh minh họa).
Thực ra là trẻ muốn tự làm theo ý mình.
Đôi khi trẻ đòi mặc đồ mùa hè dù nhiệt độ đang rất lạnh. Đó không phải do trẻ hư mà là do con muốn chủ động tự mình thực hiện những hành động theo ý mình.
Những gì cha mẹ có thể làm: Cho dù rất bực mình khi con bướng bỉnh không nghe lời nhưng hãy cho con tự quyết định và tự trở thành người độc lập.
7. Trẻ nói hỗn
Thực ra đôi khi trẻ lỡ lời.
Ai cũng có thể lỡ miệng nói nhầm. Người lớn nếu tập trung có thể ít mắc phải nhược điểm này nhưng trẻ nhỏ thì khó hơn.
Những gì cha mẹ có thể làm: Nhận ra những lời nói không mong muốn của con và góp ý để con nhận thấy ngay lúc đó.
8. Trẻ chỉ thích chơi
Thực ra trẻ muốn khám phá.
Trẻ thích chơi, thích cười nói, thích những yếu tố mới lạ, thích những hoạt động kích thích… đó không phải trẻ hư mà đó mới chính là tâm lý trẻ nhỏ thích tò mò, khám phá.
Những gì cha mẹ có thể làm: Cha mẹ xây dựng nhiều thời gian chơi trong ngày cho trẻ để trẻ có thể kết hợp hài hòa giữa các việc khác và thời gian chơi của riêng mình.
9. Trẻ buồn phiền, giận dữ không lý do
Hãy giải thích cho trẻ những giới hạn, ranh giới và nghiêm túc thực hiện để cải thiện hành vi của trẻ (Ảnh minh họa).
Thực ra là trẻ dễ học cảm xúc từ người lớn.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra những cảm xúc như niềm vui, nỗi buồn, nỗi sợ hãi, và giận dữ có thể truyền từ người này sang người khác. Trẻ con lại là lứa tuổi hay để ý tâm trạng của cha mẹ mình. Nếu người lớn buồn, stress, mệt mỏi, trẻ cũng có tâm trạng tương tự.
Những gì cha mẹ có thể làm: Người lớn đừng thể hiện sự chán nản, mệt mỏi trước con cái. Hãy để những điều đó ở ngoài cửa trước khi bước vào nhà.
10. Trẻ thể hiện thái độ phản đối khi người lớn làm trái ý
Thực ra là trẻ chưa hiểu được các ranh giới.
Khi cha mẹ làm trái với mong muốn, trẻ thường có phản ứng bằng cách tỏ ra thất vọng, khóc lóc, rên rỉ, gào thét…
Những gì cha mẹ có thể làm: Giống như người lớn cũng đều muốn làm theo ý mình. Nhưng hãy giải thích cho trẻ những giới hạn, ranh giới và nghiêm túc thực hiện để cải thiện hành vi của trẻ.
Theo Trí Thức Trẻ