Giúp con thoát “cơn nghiện" phần thưởng

Đang vào mùa thi cũng là lúc nhiều trẻ “ra giá” với cha mẹ: Con được học sinh giỏi thì mẹ thưởng cho con chiếc điện thoại, đồ chơi, xe đạp… Với các bé, mục đích cố gắng đơn giản chỉ là để được tặng món quà yêu thích.

Đang vào mùa thi cũng là lúc nhiều trẻ “ra giá” với cha mẹ: Con được học sinh giỏi thì mẹ thưởng cho con chiếc điện thoại, đồ chơi, xe đạp… Với các bé, mục đích cố gắng đơn giản chỉ là để được tặng món quà yêu thích.
thuong-tien-6504-1476678977.jpg
Nhiều trẻ chỉ làm việc, học bài khi được đáp ứng phần thưởng. Ảnh minh họa

Chị Trần Ánh Ngọc (Khâm Thiên, Hà Nội) lo lắng khi con gái lớp 2 làm gì cũng “mặc cả” phần thưởng. “Nếu con học bài, mẹ phải mua đồ chơi cho con. Nếu con dọn nhà, mẹ phải thưởng cho con bim bim. Nếu con được điểm cao, mẹ phải cho con đi xem phim. Nếu con được giấy khen, mẹ phải mua cho con ipad…”. Quen ra điều kiện với mẹ nên con gần như không tự giác làm việc gì. Chị Ngọc lo lắng, với kiểu đòi hỏi này, nếu không có phần thưởng, con sẽ không chịu cố gắng.

Rất nhiều đứa trẻ giống tình trạng con chị Ngọc, chỉ làm việc tốt khi “treo” phần thưởng. Để cho xong việc, cũng là mong con đạt thành tích cao, nhiều bố mẹ không ngần ngại gật đầu với điều kiện con đưa ra. Chính vì vậy mà việc đòi hỏi phần thưởng của trẻ càng ngày càng trở thành thói quen khó bỏ.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất (Công ty tư vấn tâm lý An Việt Sơn) cho biết, có 2 loại phần thưởng: Phần thưởng về mặt cảm xúc và phần thưởng vật chất. Những đứa trẻ trên đang bị gắn chặt với những phần thưởng vật chất. Bố mẹ phải giúp con kết nối niềm vui và cảm xúc tự hào, ý nghĩa khi làm tốt một việc nào đó.

khencon2.jpg
Cha mẹ hãy dành cho con phần thưởng cảm xúc thông qua những lời khen ngợi, đồng thời kết hợp với những phần thưởng vật chất bên ngoài. Ảnh minh họa

Ví dụ, khi con học hành chăm chỉ, bố mẹ có thể mua kem cho con. Phần thưởng vật chất là những thứ có thể cảm nhận được ngay nên đương nhiên trẻ sẽ thích hơn. Tuy nhiên, trước khi mua kem, cha mẹ có thể khích lệ con rằng: “Chà, con tiến bộ lên nhiều rồi đấy. Hôm nay con cũng học thêm được nhiều điều mới mẻ đúng không? Mẹ rất vui vì thấy con ngày càng tiến bộ hơn. Để chúc mừng sự tiến bộ này của con, mẹ sẽ mua kem cho con nhé”.

Cha mẹ hãy dành cho con phần thưởng cảm xúc thông qua những lời khen, đồng thời kết hợp với những phần thưởng vật chất bên ngoài. Khi đó, con sẽ không dừng lại ở những phần thưởng bên ngoài mà còn hình thành động lực để làm tốt hơn, khao khát phát triển bản thân.

Vì sức hút của những phần thưởng bên ngoài khá lớn nên bố mẹ cần thường xuyên nói với con rằng, với bố mẹ, phần thưởng vật chất là những thứ nhỏ nhoi, điều quan trọng nhất chính là phần thưởng cảm xúc. Có như vậy, trẻ mới không bị sa vào “cơn nghiện" phần thưởng. Tuy nhiên, khá nhiều bố mẹ chỉ dừng lại ở việc thưởng cho con những món đồ vật chất. Khi đem phần thưởng ra để làm mục tiêu cho con hoàn thành một việc gì đó, dường như bố mẹ chỉ tập trung vào việc phán xét con có đạt được không như một vị giám khảo.

Bố mẹ phải là những huấn luyện viên, luôn ở bên hỗ trợ quá trình trưởng thành của con, cùng chia sẻ cảm xúc, cùng chung niềm vui với con chứ không phải là người đánh giá, đem phần thưởng vật chất ra để dẫn dắt con như ông chủ với người lao động.

Với đứa trẻ đã hình thành thói quen phụ thuộc vào phần thưởng vật chất, cha mẹ hãy dừng việc thưởng cho con. Cha mẹ cần đặt ra thời gian vui chơi nhất định cho con và áp dụng đúng như thế. Khi con đã làm xong việc của mình, cứ để con tự do với thời gian còn lại. Điều cần thiết là cha mẹ phải dẫn dắt cho con hiểu rằng việc học là để tốt cho chính con. Sự tác động này không phải dưới hình thức là những lời cằn nhằn, quát mắng mà bố mẹ phải khiến con tự cảm nhận được từ những hoạt động trong đời sống thường ngày.

Theo Phụ nữ Việt Nam


kỹ năng dạy con

Giáo dục

cách chăm sóc con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.