- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Kỹ năng số 1 chuyên gia ĐH Stanford khuyên dạy nếu muốn trẻ thông minh, nhưng ít cha mẹ nào làm được: Phụ huynh Việt hay cho con chơi iPad, iPhone nên biết!
Cách làm của người cha kiêm chuyên gia tại ĐH Stanford dưới đây có thể giúp ích cho nhiều gia đình.
- Từ quan điểm tuyển dụng của tỷ phú Jack Ma, cha mẹ hãy bồi đắp ngay những điều sau khi con còn nhỏ
- Từng bị cô giáo kì thị vì thuận tay trái, sau một thời gian Đỗ Nhật Nam thuận cả hai tay vì được mẹ dạy cách làm vô cùng dễ dàng
- "Mẹ đẻ thêm em, không yêu con nữa, con thấy lạc lõng", bé trai bí mật làm điều này!
Phụ huynh Việt luôn đau đầu về chuyện làm sao để cho con chơi iPhone hay xem iPad một cách hợp lý mà không khiến trẻ phản đối. Cách làm của người cha kiêm chuyên gia tại ĐH Stanford dưới đây có thể giúp ích cho nhiều gia đình.
Là cha mẹ, chúng ta đều muốn nuôi dạy con thông minh và tập trung, đặc biệt là trong thế giới mà ai cũng dễ bị xao nhãng bởi công nghệ. (Ngay cả các tỷ phú công nghệ như Steve Jobs hay Bill Gates cũng phải có biện pháp để hạn chế thời gian tiếp xúc với màn hình của con cái).
Bởi lẽ, trong tương lai sẽ chỉ còn lại 2 loại người: người dễ bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài và người không thể bị xao nhãng.
Tập trung, không để mình bị xao nhãng là kỹ năng quan trọng nhất trong thế kỷ 21 mà rất nhiều bậc phụ huynh bỏ sót khi dạy con. Sau nhiều năm nghiên cứu mối quan hệ giữa tâm lý học và công nghệ, chuyên gia tại ĐH Stanford đã chỉ ra sai lầm lớn nhất mà cha mẹ thường gặp, đó là không cho con quyền tự quản lý thời gian của chính mình.
Kể cả khi con không làm được, chúng cũng sẽ rút ra được những bài học quan trọng. Cha mẹ cần hiểu điều này và giúp trẻ tự chịu trách nhiệm. Bởi lẽ, chỉ khi trẻ tự điều khiển được hành vi của mình, chúng mới có thể học cách quản lý thời gian và sự chú ý.
Bill Gates từng không cho con sử dụng điện thoại cho tới khi con 14 tuổi.
Dạy con từ khi còn nhỏ
Nir Eyal - chuyên gia tại ĐH Stanford - cho biết, khi con anh được 5 tuổi, bé luôn khóc lóc đòi dùng iPad. Đó là lúc vợ chồng anh biết mình cần hành động.
Họ bình tĩnh ngồi xuống, tỏ thái độ tôn trọng nhu cầu của con. Đồng thời, vợ chồng chuyên gia này cũng từ từ giải thích một cách đơn giản để con hiểu: Xem quá nhiều iPad sẽ khiến con phải trả giá bằng nhiều thứ khác. Nếu dùng quá nhiều đồ công nghệ, con sẽ có ít thời gian đi công viên cùng bạn bè, đi bơi ở bể bơi, hoặc chơi đùa cùng cha mẹ.
Giúp con hiểu rõ về đồ công nghệ
Vợ chồng Nir Eyal cũng giải thích cho con rằng các ứng dụng và video trên iPad được tạo ra bởi những người thông minh, với mục đích khiến con bị nghiện và xem không dứt.
Trẻ con cần phải hiểu được động cơ phía sau của các công ty trò chơi và mạng xã hội. Những sản phẩm của họ có thể rất vui và kết nối mọi người với nhau, nhưng chúng cũng thu lợi nhuận từ thời gian và và sự chú ý của ta.
Nhiều người sẽ cho rằng điều này quá phức tạp đối với một đứa trẻ 5 tuổi. Tuy nhiên, Nir Eyal vẫn thấy cần phải trang bị cho con mình hiểu biết cần thiết, để bé có thể tự quyết định tần suất sử dụng đồ công nghệ và tạo ra những nguyên tắc riêng của mình.
Trao cho con quyền tự quyết một cách phù hợp
Sau đó, vợ chồng Nir Eyal hỏi con xem iPad bao nhiêu lâu mỗi ngày là phù hợp. Có thể họ hơi liều khi trao cho con quyền tự quyết, nhưng kết quả sau đó đã khiến cặp phụ huynh này hài lòng.
Ban đầu, họ nghĩ bé sẽ trả lời là "Cả ngày!". Thế nhưng, sau khi nghe giải thích cặn kẽ về tầm quan trọng của việc giới hạn thời gian xem iPad, bé rụt rè nói: "Con chỉ xem 2 chương trình thôi!" Sau đó, Nir Eyal nói với con rằng 2 chương trình dành cho trẻ em trên kênh Netflix dài khoảng 45 phút.
"45 phút có đủ để con xem iPad mỗi ngày không?", anh hỏi bé. Bé gật đầu đồng tình. Thấy con cười, Nir Eyal hiểu rằng bé nghĩ mình mới là người được lợi trong chuyện này. Đối với anh, 45 phút không có gì quá đáng, bởi như vậy con vẫn còn rất nhiều thời gian cho các hoạt động khác.
Nir Eyal tiếp tục hỏi con: "Con định làm thế nào để đảm bảo mình không xem iPad quá 45 phút/ngày?" Không muốn đánh mất lợi thế vừa đạt được, bé đề xuất dùng đồng hồ bấm giờ trong bếp để theo dõi thời gian.
"Được rồi", anh nói. "Nhưng nếu con không giữ đúng lời hứa, chúng ta sẽ phải thảo luận lại vấn đề này đấy nhé!" Đứa trẻ tỏ ra đồng tình.
Tránh bị xao nhãng bởi những "giao ước nỗ lực"
Giờ đây, con gái của Nir Eyal đã được 10 tuổi và bé vẫn giữ quyền tự quyết định thời gian xem iPad của mình. Cô bé đã điều chỉnh một chút để phù hợp với những nguyên tắc mà mình đặt ra khi lớn lên, chẳng hạn như dùng vài tập của chương trình yêu thích để đổi lấy một buổi tối xem phim vào cuối tuần. Cô bé cũng không dùng đồng hồ bấm giờ trong bếp mà nhờ trợ lý ảo Alexa trên Amazon thông báo khi hết thời gian.
Quan trọng là, tất cả những nguyên tắc này đều do cô bé đặt ra, chứ không phải bố mẹ. Cô bé cũng rất tự giác thực hiện chúng. Trên hết, khi thời gian xem iPad đã hết, cha mẹ cũng không cần phải đóng "vai xấu" để nhắc nhở con cái. Cô bé có thể dựa vào thiết bị riêng của mình.
Dù không nhận ra nhưng con gái của Nir Eyal đã tham gia "giao ước nỗ lực" - một loại cam kết nhằm gia tăng nỗ lực để thực hiện những nhiệm vụ không mong muốn.
Loại cam kết này sẽ giúp chúng ta không thể bị xao nhãng. Rất nhiều bậc phụ huynh muốn biết thời gian cụ thể mà họ được phép cho con sử dụng đồ công nghệ, nhưng không tồn tại con số nào như thế. Thời gian sử dụng còn tùy thuộc vào nhu cầu đặc biệt của trẻ, hoạt động mà trẻ thực hiện trên mạng và các hoạt động thay thế khác.
Thảo luận và phản đối một cách nhẹ nhàng là điều cần thiết
Điều quan trọng nhất là cha mẹ phải cho con tham gia bàn bạc và tự đặt ra nguyên tắc cho mình. Nếu các bậc phụ huynh tự đặt ra giới hạn mà không hỏi ý kiến trẻ, chúng sẽ trở nên bất mãn và tìm cách để gian lận.
Dĩ nhiên, trong quá trình thương lượng, cha mẹ và con cái sẽ có lúc bất đồng quan điểm. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không cần lo lắng, vì đó là dấu hiệu của một gia đình lành mạnh.
Theo Trí Thức Trẻ