Muốn nuôi dạy con tốt, hãy làm theo 7 bí quyết từ các nghiên cứu của Harvard

Trong quá trình nuôi dạy con, không chỉ trẻ mới là người phải học hỏi mà chính cha mẹ cũng phải tự trang bị cho mình những kiến thức khoa học, kỹ năng giáo dục con cái.

Trong quá trình nuôi dạy con, không chỉ trẻ mới là người phải học hỏi mà chính cha mẹ cũng phải tự trang bị cho mình những kiến thức khoa học, kỹ năng giáo dục con cái.

Nuôi con đã khó, dạy con nên người còn khó hơn nhiều. Trong quá trình nuôi dạy con, không chỉ có trẻ mới là người phải học hỏi mà chính cha mẹ cũng phải tự trang bị cho mình những kiến thức khoa học, kỹ năng giáo dục con cái. Quan trọng nhất là phải hiểu được các vấn đề của thời đại mình đang sống và phải học để hiểu mình cần chuẩn bị gì, trang bị gì cho hành trang con bước vào đời.

Làm cha mẹ, ai cũng muốn con mình trở thành một người tốt: biết sống xứng đáng, có lòng tự trọng, biết ứng xử, biết tiếp cận và sàng lọc những giá trị trong cuộc sống; biết yêu bản thân, yêu gia đình và yêu quê hương... Nhưng những người bạn nhỏ này không thể tự trưởng thành một mình được mà luôn cần có sự hướng dẫn, đồng hành của cha mẹ. Theo các nhà nghiên cứu phát triển con người ở Đại học Harvard đã chỉ ra một số phương pháp hướng dẫn cha mẹ có thể thực hiện để nuôi dạy con chu đáo và hoàn thiện hơn.

1. Dành thời gian cho con và hứa hẹn về một cuộc trò chuyện thú vị

Dành nhiều thời gian cho con, cha mẹ sẽ học được cách chăm sóc và yêu thương con. Ví dụ: thể hiện tình yêu thương, quan tâm chia sẻ những điều con yêu thích trong cuộc sống, khuyến khích động viên con cố gắng và khen ngợi khi con hoàn thành mục tiêu.

Cha mẹ hãy hỏi những câu hỏi mở để kích lệ con trò chuyện cởi mở về những điều con nhìn thấy, nghe thấy, và đồng thời cũng giúp cha mẹ có thể hiểu được những suy nghĩ của con. Một mối quan hệ độc lập và được tôn trọng giữa cha mẹ và con cái sẽ cho trẻ hiểu rằng thế nào là một mối quan hệ tốt để trẻ tiếp tục “nhân bản” lên với những người khác.

2. Hãy là một hình mẫu vững chắc và là một nhà cố vấn đáng tin cậy

Trẻ em sẽ luôn tin tưởng và học theo những hành động của cha mẹ. Vì vậy bạn hãy tuân thủ những giá trị đạo đức mà bạn muốn nuôi dưỡng cho con mình như: tính trung thực, sự khiêm tốn, giúp đỡ những người khó khăn, làm từ thiện, tham gia các hoạt động cộng đồng… một cách chuẩn mực, vì trẻ sẽ học theo cách mà cha mẹ đã làm.

Hãy nói chuyện với con khi bạn làm một việc gì đó có lỗi và hướng con vào việc bạn sẽ sửa chữa sai lầm đó như thế nào. Khuyến khích con tham gia các hoạt động cộng đồng và nói rõ cho con biết tầm quan trọng của việc làm quen với những người bạn tốt – những người sẽ ở bên con khi con cần sự tư vấn hoặc sự hỗ trợ hay sự động viên từ họ. Họ luôn luôn biết quan tâm đến người khác.

3. Đưa ra quy chuẩn đạo đức rõ ràng và xếp ưu tiên cho từng quy chuẩn

Quan tâm, chăm sóc cho người khác thường được khuyến khích là nên ưu tiên hàng đầu, vì vậy để đạt được điều này thì cha mẹ nên đòi hỏi ở trẻ lúc nào cũng phải có thái độ đạo đức tốt, luôn quan tâm và đối xử tốt với những người xung quanh, không chỉ biết có một mình mình.

Điều này không chỉ cần thiết khi ở trong gia đình, mà còn là ở trường và ở ngoài xã hội. Hãy nói chuyện với giáo viên của con rằng: điều quan trọng nhất đối với con của bạn là học cách đối xử tốt với người khác và khuyến khích trẻ thực hành vấn đề này bằng cách yêu cầu trẻ suy nghĩ về cảm nhận của những người sẽ bị ảnh hưởng bởi hành động của chúng.



4. Cho con cơ hội được làm việc nhà và giúp đỡ người khác bằng tinh thần trách nhiệm

Khi trẻ được làm những việc vặt trong nhà để giúp đỡ cha mẹ thì nhiều khả năng, lớn lên trẻ sẽ làm việc này một cách tự nhiên, từ đó trẻ có thể tự chăm sóc cho cuộc sống hàng ngày. Cha mẹ hãy mở đầu cuộc nói chuyện với con bằng những điều con nhìn thấy trong môi trường sống xung quanh và mở rộng thêm đến mọi nơi trên thế giới để nâng cao tầm hiểu biết của con về ý thức trách nhiệm của việc tự chăm sóc bản thân và chăm sóc cho người khác.

Ngoài ra, cha mẹ phải luôn thể hiện lòng biết ơn và đánh giá cao sự giúp đỡ của con và thường xuyên khuyến khích con “Cảm ơn” người khác.

5. Hãy cho con được “khám phá” nhiều nơi khác nhau để hiểu sự khó khăn, cực khổ mà những người khác phải đối mặt và rút ra bài học cho mình

Trẻ em thường chỉ quan tâm đến một số người như gia đình hoặc bạn bè, nhưng hãy giúp con mở rộng mối quan tâm của mình bằng cách nói về các địa phương khác, các dân tộc khác và các thách thức khó khăn mà mọi người ở đó phải đối mặt. Hãy cùng thảo luận vấn đề để tìm ra những giải pháp giúp đỡ những người dân ở đó. Ví dụ: Các em bé vùng cao nhà rất nghèo không có áo ấm để mặc trong tiết trời lạnh căm, thì con nên làm gì?... Khuyến khích con học cách lắng nghe người khác, đặc biệt là những người rất “khác” với con, để nuôi dưỡng sự hiểu biết và lòng từ bi.


6. Hãy cho con cơ hội được hành động, tham gia tìm hiểu nguyên nhân và làm việc vì người khác

Khi con bạn phải đối mặt với một vấn đề, hãy giúp con nói ra điều đó và hành động, khuyến khích con kết hợp với những người bạn khác để cùng nhau giải quyết vấn đề. Cố gắng hiểu nguyên nhân sâu xa vì sao con thích thế để cùng con tìm ra giải pháp.

Ví dụ: trẻ thích nuôi một con vật như chó, mèo… nhưng bạn không thích, hoặc nhà quá chật để nuôi thêm con vật thì bạn có thể cho con tham gia làm tình nguyện viên ở vườn thú, hoặc một trung tâm chuyên chăm sóc thú cưng.

7. Hãy giúp trẻ nhận biết cảm xúc và học cách tự kiềm chế cảm xúc

Khuyến khích con nhận biết các cảm xúc của mình và hướng dẫn con làm thế nào để có thể chế ngự được những cảm xúc đó như: thở sâu, đếm số cho đến khi nào con thấy bình tĩnh lại. Hãy giúp con giải quyết các bất đồng dựa trên sự hiểu biết về những cảm xúc, tình cảnh mà người khác đang gặp phải.

Theo Trí Thức Trẻ


kỹ năng làm cha mẹ

Đại học Harvard

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.