Bạn muốn làm bà mẹ nhẫn tâm hay bà mẹ công tâm?

Trước khi quyết định giao phó "tiểu hoàng tử" hoặc "tiểu công chúa" 6 tháng tuổi của mình cho cô giúp việc, các bà mẹ hãy đọc thật kỹ bài viết dưới đây đã nhé!

Trước khi quyết định giao phó "tiểu hoàng tử" hoặc "tiểu công chúa" 6 tháng tuổi của mình cho cô giúp việc, các bà mẹ hãy đọc thật kỹ bài viết dưới đây đã nhé!

Cô bạn tôi đang rên rỉ vì không biết phải xoay sở thế nào: Để con ở nhà cho người giúp việc hay cho con đi học khi bé mới tròn 6 tháng tuổi, khi công việc có mức lương đơn vị nghìn đô đang sầm sập gọi trở lại. Tôi chỉ muốn hỏi bạn tôi mấy câu rằng:

- Một cô giúp việc, dù bạn nói là thật thà như đếm, chăm chỉ không để đâu cho hết, nhưng nói ngọng và chưa học xong trường làng có giúp con bạn: nghe nhạc cổ điển, tương tác trước gương, tập bò qua chướng ngại vật, khám phá và tìm hiểu thế giới, phát huy các giác quan, tương tác xã hội… như cách các trường quốc tế đang làm với trẻ 6 tháng tuổi không? Đấy là chưa kể các trường hợp bi thương về sự đối xử thậm tế của người giúp việc với trẻ nhỏ mà báo chí đăng đầy rẫy.

- Các nghiên cứu về não bộ đều chỉ ra một điều rõ ràng: sự tăng trưởng về trí tuệ của trẻ diễn ra mạnh mẽ nhất trong 3 năm đầu đời, chứ không phải bất cứ thời điểm nào khác. Con bạn sẽ thẩm thấu thông tin, từng giây, từng phút trong ngày để khôn lớn. Vậy nó khôn lớn được gì với người giúp việc bên cạnh quần quật với pha sữa, giặt đồ và thỉnh thoảng cầm con xúc xắc lắc lắc rồi nói: “Ơ nó kêu này, ơ nó kêu này”. Họ chỉ là người giúp việc, họ không phải chuyên gia trông trẻ (ngay cả nhiều ông bà của bé cũng không phải chuyên gia trông trẻ).

waf02

- Bạn nói đẩy con đến trường sớm, cứ nhẫn tâm thế nào, rồi lại hay ốm đau. Vậy bạn có chắc bé ở nhà sẽ 100% không đau, không ốm? Giúp việc của bạn có trang bị đủ kiến thức và kỹ năng khi xử lý ban đầu các tình huống liên quan đến đường hô hấp, tiêu chảy, hay sốt cao… những thứ chẳng xa lạ gì với các bé dưới 3 tuổi, đặc biệt là mong manh 6 tháng tuổi như con bạn. Có lần mình đọc được một kết luận của Tiến sĩ Robert Mendelson, phát ngôn viên của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, rằng: “Trung bình, mỗi đứa trẻ trong khoảng 10 năm đầu đời sẽ trải qua khoảng 100 ca nhiễm bệnh từ thể nhẹ như sổ mũi, hắt hơi đến các thể nặng như viêm, nhiễm virus kể cả trẻ đi học sớm, lẫn trẻ đi học muộn. Rất có thể, với bé đi nhà trẻ sớm sẽ nhận nhiều hơn một chút các ca nhiễm (nhưng vẫn trong số con số 100 ấy) và rồi ít dần khi khả năng thích ứng lên cao. Còn những bé đi nhà trẻ muộn hơn, bé cũng sẽ nhận đủ 100 ca nhiễm, và nhiều hơn trong những ngày đầu đi học".

- Bạn nói: Nhìn quanh thấy “con nhà người ta” thường đi học khi đã 3 tuổi, hoặc sớm lắm là từ 2 tuổi. Con mình đi học từ 6 tháng tuổi – có vẻ không không giống ai, không có cơ sở khoa học hay quy định nào để yên tâm bấu víu. Bạn nhầm rồi, điều lệ trường mầm non ở Việt Nam quy định: “Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 72 tháng (6 tuổi) theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành. Đối với trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi, nếu không mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh bẩm sinh nguy hiểm, được nhận vào các nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập”. Những người soạn thảo, ban hành quy định ít nhất họ là những chuyên gia. Họ có căn cứ để xác lập độ tuổi đến nhà trẻ, nhóm trẻ của các bé hoàn toàn có thể trong phạm vi từ 3 tháng đến 72 tháng tuổi. Vậy nên đừng vì thói quen và quan niệm của người khác mà nghi ngờ vô ích.

waf01

Cô giúp việc của bạn ngoan hiền, nghe theo hướng dẫn của bạn răm rắp về giờ uống sữa, ừ thì cứ cho là răm rắp cả công thức ăn dặm theo kiểu Nhật ADNK hay ăn dặm tự chỉ huy BLM. Nhưng bạn thân mến ơi, thực đơn ở tuổi này của các con, theo nhiều nhà nghiên cứu còn phải là các “món ăn” khác. Viện Y tế quốc gia Mỹ cho rằng: trẻ có thể phát triển mạnh mẽ trong điều kiện chăm sóc thích hợp, trong đó bao gồm nhiều sự chú ý từ người chăm sóc trẻ. “Món ăn” trẻ cần trong ngày là sự quan tâm, rất nhiều ánh mắt, rất nhiều nụ cười, tình cảm trìu mến, kinh nghiệm ngôn ngữ phong phú, tương tác vui tươi với người chăm sóc. Mỉm cười, đụng chạm, tiếp xúc vật lý… là những yếu tố rất quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện. Bởi người chăm sóc bé, không chỉ giúp bé tăng cân mà còn là cầu nối giúp bé đến với thế giới của những tương tác xã hội. Bạn trả mức lương 4,5 triệu/1 tháng cho người trông trẻ hẳn không có điều khoản này trong hợp đồng.

Nhật Bản là một trong những quốc gia thịnh hành xu hướng giáo dục cho trẻ từ sớm. Người Nhật có nhu cầu lớn trong việc đưa con đến trường sớm. Chỉ riêng Tokyo có đến gần 12.000 trẻ trong danh sách chờ để được đến lớp (do không đủ các cơ sở nhận trông trẻ). Ở Mỹ các nhà trẻ nhận trông trẻ từ 2 tuần tuổi. Chỉ có 57% trẻ dưới 1 tuổi được ở nhà cùng mẹ, phần lớn còn lại chịu những sức ép của công việc nên phải quay trở lại công việc sớm. Các mẹ có thể gửi sữa mẹ tại các nhà trẻ tư này hoặc sử dụng dịch vụ tandem nursing, nghĩa là con mình được bú sữa từ những người trông trẻ (đang nuôi con nhỏ). Viện Y tế quốc gia Mỹ cũng cho rằng, việc trẻ nhỏ đi học sớm cũng không ảnh hưởng đến tình mẫu tử, miễn là sau giờ của nhiệm sở các bà mẹ vẫn tiếp tục dành tâm sức cho đứa con thơ bé bỏng của mình. Nhiều bà mẹ ở Mỹ vẫn chấp nhận gửi con đến daycare centers (trung tâm chăm sóc trẻ) khi đứa trẻ mới chỉ 6 tuần tuổi.

waf03
Người Nhật có nhu cầu lớn trong việc đưa con đến trường sớm. Chỉ riêng Tokyo có đến gần 12.000 trẻ trong danh sách chờ để được đến lớp (do không đủ các cơ sở nhận trông trẻ).

Một người trông giữ trẻ chuyên nghiệp có mức lương không hề nhỏ. Ở Úc mức lương đó có thể là 150 ngàn đô Úc một năm và yêu cầu dành cho họ cũng không hề đơn giản. Ngoài việc bạn có bằng cử nhân Giáo dục mầm non, bạn phải đáp ứng thêm nhiều yêu cầu khác của các daycare centers: bạn phải là người có khả năng truyền cảm hứng và biết giao tiếp hiệu quả, có kỹ năng quan sát tốt, bạn phải có đam mê muốn mở rộng và làm giàu khả năng học tập của trẻ nhỏ, có kiến thức đầy đủ về khung Chất lượng giáo dục của Quốc gia... (và thường thì chỉ có các trường học mới yêu cầu điều này còn bạn thì ít cơ hội để yêu sách nó với người giúp việc)

Nhưng không phải chỉ ở nước ngoài mới có các nhà trẻ khiến bạn yên tâm gửi con khi 6 tháng tuổi. Nếu bạn đã sẵn sàng về kinh phí cũng có rất nhiều lựa chọn dành cho bạn. Ở Hà Nội có những trường phí nhập học là 2000 USD/tháng - khoảng 44 triệu VNĐ (không hoàn lại), học phí 1 năm ở mức khoảng 15.000 USD - khoảng 330 triệu VNĐ và có cả những trường nhận con bạn ở mức 4 triệu đồng/tháng (ít hơn cả giá tiền thuê người giúp việc). Chỉ là sự lựa chọn của bạn: bạn là người mẹ thông minh và công tâm hay ngược lại mà.

Theo Trí Thức Trẻ


người giúp việc

Nuôi con kiểu Nhật

chăm sóc con

trẻ mầm non

đi học sớm

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.