Người mẹ lên kế hoạch "nín nhịn" quát mắng con trong 30 ngày và cái kết bất ngờ

Sau thử thách 30 ngày không quát mắng con, người mẹ nhận ra quát mắng con cái ko phải là cách hay để khiến bọn trẻ nghe lời mình.

Sau thử thách 30 ngày không quát mắng con, người mẹ nhận ra quát mắng con cái ko phải là cách hay để khiến bọn trẻ nghe lời mình. Những lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắclại có sức mạnh vô cùng lớn.

Cả 30 ngày đều được tô màu và chỉ có 2 lỗi là bị đánh dấu trong tờ lịch của tôi. Những ngày tô màu tím là vì tôi không tìm thấy bút màu xanh.

Cuối cùng thì tôi cũng làm được! Trong suốt thử thách 30 ngày, tôi chỉ quát mắng có 2 lần. Như vậy là tôi đã hoàn thành được 28/30 ngày thử thách.

Nguoi me len ke hoach

Gần đây, tôi đang học cách bớt quát mắng con gái mình. Tôi phải sử dụng tới một số cách để kiềm chế như là thở sâu, tự mình ra khỏi phòng, giữ im lặng, hay nói với con gái về những suy nghĩ của tôi. Khi không quát mắng, tôi học được cách kiềm chế bản thân và không phản ứng ngay lập tức đối với những sự việc khiến tôi bực mình.

Ví dụ như là khi con gái tôi tức giận và 'dọa' sẽ ném mọi thứ xuống tầng hay xuống sàn nhà. Tôi nhìn thấy con bé ném chiếc gương nhỏ và một cái kéo. Nếu như bình thường, tôi sẽ quát lên ngay lập tức: "Con đang làm cái gì thế hả? Nhặt ngay lên cho mẹ!".

Sự việc thường sẽ trở nên tồi tệ hơn bởi con bé sẽ không bao giờ làm theo lời tôi nói. Sau đó, tôi giận, con bé cũng giận, con bé có thể còn ném thêm nhiều đồ hơn, tôi sẽ bắt con bé đi nhặt lên, con bé sẽ khóc và cuối cùng chúng tôi lại làm hòa với nhau.

Nhưng lần này thì khác. Tôi cảm giác như đang trực chờ để quát lên, nhưng tôi đã không làm vậy. Thay vào đó, tôi hít thở sâu và nói: "Thế là không hay đâu nhé. Mẹ muốn con xuống và nhặt đồ lên đây." Con bé không tức giận với tôi như mọi lần và tôi cũng không 'nổi điên' nữa.

Tôi quyết định là thà ngay lúc đầu không làm gì còn hơn là phản ứng một cách ngu ngốc hay tỏ ra không tôn trọng nhau. Tôi nghĩ rằng đã đến lúc tôi học cách giải quyết mọi việc theo một cách nhẹ nhàng sẽ giúp mọi việc dễ dàng hơn.

Sau đó, tôi đi tới nhặt đồ lên và nói với con bé: "Con có thể tức giận, nhưng sao con lại trút giận lên đồ vật như thế, chúng đâu phải rác đâu? Mẹ chắc chắn rằng con có thể giải tỏa cơn giận của mình theo cách khác nhẹ nhàng hơn. Như vậy chẳng phải sẽ tốt hơn hay sao?"

Bí quyết tảng băng trôi

Tôi nhận thấy bản thân đã có nhiều tiến bộ trong công cuộc kìm chế những cơn phẫn nộ, điều này chính là nhờ bí quyết tảng băng trôi. Đây không đơn giản chỉ là việc giữ im lặng mà còn về cách bạn sẽ thay đổi như thế nào khi bị áp lực hoặc cách bạn ngăn chặn những cơn bực tức xảy ra.

Nguoi me len ke hoach
Những lời quát mắng không làm lũ trẻ ngoan hơn. Ảnh minh họa

Nhìn lại những lúc trong cơn tức giận, tôi tự hỏi liệu những yêu cầu mà tôi bắt con bé phải làm có vượt quá giới hạn không? Nếu tôi yêu cầu con bé làm việc gì đó và nhận câu trả lời không đồng ý, tôi sẽ nghĩ lại: Những yêu cầu của tôi có thực sự cần thiết không? Con bé có thể đi ngủ mà chưa đi tắm hay thậm chí là chưa đánh răng được không? Nếu không thì làm sao tôi có thể bảo con bé đi làm mà không phải theo cách dọa nạt được nhỉ?

Bây giờ tôi không còn quát mắng nhiều nữa nhưng tôi vẫn cảm thấy bực tức. Tôi thấy việc tôi nổi nóng khi con bé làm bẩn chiếc áo khoác duy nhất khi trời chớm lạnh hay khi con bé cố tình nằm xuống giường mà không đi tiểu trước khi đi ngủ (giữa đêm tôi lại phải dậy để thay tã) là hoàn toàn hợp lý. Nhiều lúc tôi vẫn thấy tức giận khi nghĩ về việc tại sao con bé cần phải làm theo yêu cầu của tôi.

Sau mỗi 'cuộc chiến' với con gái, tôi lại có thể nhìn nhận thêm về bức tranh toàn cảnh và cố gắng thay đổi hành vi của mình, và kết quả tốt lên rõ rệt theo ý muốn của tôi. Rõ ràng là những lời nhắc nhở nhẹ nhàng có hiệu quả hơn so với lời mắng nhiếc quát tháo.

Có vẻ như tôi đang học được cách để bớt nghiêm khắc hơn, nhưng bên cạnh đó, tôi còn học được cách định ra một giới hạn nhất định.

Chẳng hạn như khi con gái tôi muốn ăn kem vào cuối chiều. Như bình thường, tôi sẽ để con bé ăn bởi tôi không muốn từ chối con bé, nhưng bây giờ tôi nhận thức rõ hơn về những giới hạn mà tôi phải đặt ra và tôi sẽ nói: "Mẹ biết con muốn ăn bây giờ nhưng chúng ta sắp ăn tối rồi, bởi vậy con có thể ăn kem vào ngày mai."

Con bé có thể sẽ phản đối điều này và bật khóc nhưng tôi rất quả quyết, tôi sẽ nói những câu đại loại như: "Mẹ biết con thực sự muốn ăn kem nhưng mà mẹ xin lỗi giờ đã quá muộn rồi" và sau đó tôi không nói thêm gì nữa.

Thử thách này như là để tôi nhìn lại bản thân mình vậy. Tôi kiểm soát được bản thân mình: tôi muốn quát mắng, nhưng tôi sẽ không làm điều đó, tôi sẽ nhìn lại cảm xúc và những suy nghĩ của mình để đưa ra một quyết định sáng suốt và hành động theo đó.

Theo PNO

quát mắng con

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.