Giấc mơ mẹ, cuộc đời con

Ở nhà thiếu nhi hôm ấy, tôi gặp chị đang đóng tiền học đàn cho cả ba mẹ con. Chị ngài ngại bảo, đi cùng con cho nó có động lực, hơn nữa mình cũng phải biết để kèm dạy con.

Ở nhà thiếu nhi hôm ấy, tôi gặp chị đang đóng tiền học đàn cho cả ba mẹ con. Chị ngài ngại bảo, đi cùng con cho nó có động lực, hơn nữa mình cũng phải biết để kèm dạy con.

Với lại, hồi bé, thèm học đàn mà nhà không có điều kiện, nên giờ tranh thủ tập tành thư giãn…

Thầy giáo hơi ngạc nhiên khi chị bước vào lớp với ba cái biên lai học phí trên tay. Hỏi nhà có đàn chưa, chị gật đầu, khoe là mới sắm, sau khi nghe tin con gái của cô đồng nghiệp vừa săn được học bổng toàn phần về âm nhạc ở Mỹ. Nhà cô đồng nghiệp cũng tay ngang như mình, xuất thân còn “kém” hơn vì chuyên làm ăn buôn bán, mà họ còn có thể lập được thành tích đáng nể như thế thì hai đứa con chị, vốn đã có năng khiếu và đam mê nghệ thuật… từ mẹ, chắc đâu thể nào kém cạnh hơn! Không bổ bề ngang cũng lợi bề dọc, có mất mát gì đâu mà sợ.

Thi thoảng chị vui vẻ kể, thầy giáo bảo, tay chị cứ như… con cua ấy, lóng ngóng “bò” ngang bò dọc trên phím đàn. Do chị vốn quen đánh máy đây mà. Nhưng nghĩ vẫn thấy thích, thỏa lòng ao ước được chạm tay vào cây đàn thần thánh thời thiếu nữ. Nhớ ngày đó, chị gầy gầy, tóc óng mượt thả dài, thèm muốn tạo dựng hình ảnh ngồi bên cây piano hay organ lãng mạn, vút lên những âm thanh thánh thót trong một đêm mưa gió bão bùng… Nhưng ba mẹ chị dập tắt giấc mơ ấy, khi gia đình chẳng đủ tiền để mua nhạc cụ. Chị đành miễn cưỡng tập guitar, cho rẻ tiền. Mà sao nó khô khốc, chán phèo, chẳng chút hứng thú nào, nên chị nhanh chóng bỏ cuộc. Bập bõm được có mấy nốt, chị tiếc nuối mãi đến bây giờ…

Nay mua cho con cây đàn, sẵn mình “làm lại từ đầu”. Muộn còn hơn không. Nếu mình không đủ khả năng và kiên nhẫn thì đã có con đi tiếp giấc mơ dang dở. Chỉ tức là đứa con trai nhỏ lười biếng quá, chẳng chịu học hành. Có hôm lại còn ỉ ôi khóc lóc. Nhìn nó đặt tay lên phím đàn mà ầm ầm như cực hình. Chị nói, phải ép uổng năn nỉ và làm dữ lắm nó mới chịu hợp tác, đến lớp và ngồi vào chỗ đấy. Con với cái, được mẹ tạo điều kiện đủ thứ, mà không biết tận dụng cơ hội để phát triển bản thân, thật là…

Giac mo me, cuoc doi con
Ảnh minh họa: Internet

Đứa con gái lớn 10 tuổi của chị thì khá hơn chút, siêng năng, cả buổi cặm cụi ngồi thẳng lưng trước tập nhạc. Con không muốn mẹ phải buồn lo, thất vọng. Nghe mẹ kể về hồi xưa thiếu thốn, con thương mẹ vất vả nhiều rồi. Nó thì thầm, vẻ hiểu chuyện trước tuổi. Mà thằng em của con cũng hư quá, cứ nằng nặc đòi đi học võ hay đá banh, chơi cờ. Mẹ nói mấy thứ đó vô bổ, không làm ra tiền, lại tầm thường thiếu đẳng cấp, có đúng không cô?

Tôi lúng túng không biết phải trả lời con bé ra sao. Muốn hỏi một câu, thật ra thì con có thích tập đàn không, hay con chỉ muốn học vẽ và luyện nhảy aerobic mà lòng tôi chẳng nỡ... Khiến cho một bé gái ngoan ngoãn phải nghĩ ngợi chạnh lòng, cũng tội…

Cuối buổi tập, tôi nhìn ba mẹ con đi ngang qua khu dành cho bọn nhóc đánh cờ vua, bắt gặp ánh mắt đầy khao khát, háo hức của con trai chị, mà không khỏi tội nghiệp. Thằng bé có mái đầu đinh cá tính và đôi mắt to lanh lợi, sở hữu những ngón tay to bè nóng nảy ấy, chẳng biết sẽ gắng gượng cầm cự được bao lâu trước những phím đàn mỏng manh tinh khôi của mẹ nó?

Thân thiết, nhưng tôi càng không dám khuyên chị vài lời, rằng hãy để con trẻ sống cuộc đời của chúng, mơ những giấc mơ của chúng…

 

Theo PNO

kỹ năng làm cha mẹ

học đàn

ước mơ

đam mê

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.