Muốn tương lai trở thành mẹ tỉ phú, đừng quên dạy con quản lý tiền bạc bằng những cách tài tình này

Đừng bao giờ nghĩ rằng không nên cho trẻ tiếp xúc với đồng tiền khi chúng còn nhỏ.

Đừng bao giờ nghĩ rằng không nên cho trẻ tiếp xúc với đồng tiền khi chúng còn nhỏ. Bạn có biết rằng điều đó có thể gây ra những "hậu họa" khôn lường trong tương lai hay không?

Tiền không phải là tất cả, nhưng người ta làm sao có thể phủ nhận tầm quan trọng không gì thay thế được của nó trong cuộc sống. Thế nên, một trong những kĩ năng sống quan trọng nhất không chỉ trẻ con mà ngay cả người lớn cũng nên học, đó là quản lý tiền bạc một cách hợp lý.

Đừng nghĩ rằng để trẻ biết đến tiền quá sớm sẽ làm tâm hồn trong sáng của chúng bị "vấy bẩn" bởi vật chất. Trong quá trình trưởng thành, sự quý trọng đồng tiền, cách quản lý tiền bạc hợp lý sẽ khiến các con lớn lên một cách vững vàng hơn, bản lĩnh hơn rất nhiều. Cha mẹ có con nhỏ, hãy nằm lòng ngay những cách dạy con quản lý tiền bạc sau đây:

Bài học về 3 chiếc lọ "thần kì"

Muốn tương lai trở thành mẹ tỉ phú, đừng bao giờ quên dạy con quản lý tiền bạc bằng những cách tài tình này - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Không có tiền, làm sao trẻ có thể biết cách quản lý tiền bạc? Vậy nên các chuyên gia khuyên rằng phụ huynh có thể cho con một khoản tiền nhỏ cố định mỗi tháng. Số tiền đó là bao nhiêu tùy thuộc vào khả năng tài chính và quan điểm của riêng cha mẹ, nhưng hãy suy xét thật kĩ để nó không quá ít, cũng không quá nhiều.

Trẻ sẽ hứng thú hơn nếu bạn mua cho chúng một con lợn đất, hoặc dạy con chia tiền vào 3 chiếc lọ thần kì tên là "chi tiêu", "tiết kiệm" và "chia sẻ". Lọ chi tiêu để dành cho bim bim, quà vặt…, lọ tiết kiệm để dành mua những món đồ chơi lớn, đắt hơn. Cuối cùng, lọ chia sẻ để trẻ biết sống nhân hậu hơn với mọi người xung quanh, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

Đặt con giữa những lựa chọn

Muốn tương lai trở thành mẹ tỉ phú, đừng bao giờ quên dạy con quản lý tiền bạc bằng những cách tài tình này - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Cuộc sống là liên hoàn những sự lựa chọn, vậy nên không gì quan trọng hơn là dạy trẻ lựa chọn một cách thông minh từ khi còn nhỏ. Trẻ phải hiểu rằng, mình không bao giờ có thể có được tất cả mà không phải đánh đổi điều gì.

Chẳng hạn, trẻ có một khoản tiền lì xì, và nó chỉ đủ để trẻ mua một trong hai món đồ chơi mà chúng đã mơ ước từ lâu. Hãy giúp chúng phân tích và tập tư duy về việc nên lựa chọn thế nào cho đúng đắn, chứ không phải nhất nhất bắt chúng dùng tiền để làm việc mà cha mẹ yêu cầu.

Dạy trẻ biết kiếm tiền

Muốn tương lai trở thành mẹ tỉ phú, đừng bao giờ quên dạy con quản lý tiền bạc bằng những cách tài tình này - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Chắc hẳn bạn sẽ lo lắng rằng, nếu dạy trẻ kiếm tiền từ quá sớm, chúng sẽ bị "cuốn" vào vòng xoáy của vật chất, tiền bạc. Thế nhưng có một sự thật rằng, tạo ra đồng tiền bằng công sức của mình sẽ khiến trẻ biết quý trọng chúng hơn. Bạn có thể "thuê" chúng làm những việc vặt trong nhà để nhận được một khoản tiền nho nhỏ. 

Lưu ý, đừng để chúng nghĩ rằng mọi việc mà chúng làm đều là để kiếm tiền. Hãy quy định đâu là những việc mà con có trách nhiệm cần làm, như một sự đóng góp cho cả gia đình, một công việc "không lương".

Ham muốn và chờ đợi

Muốn tương lai trở thành mẹ tỉ phú, đừng bao giờ quên dạy con quản lý tiền bạc bằng những cách tài tình này - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Tâm lý thường thấy của trẻ luôn là muốn ngay tức khắc phải có thứ mà mình thích. Để trẻ học được về giá trị của đồng tiền và cách quản lý tiền bạc hiệu quả, đừng quên bài học về "ham muốn và chờ đợi". Trẻ phải biết kiểm soát ham muốn nhất thời của mình và chờ đợi một cách kiên nhẫn.

Học được bài học này, sau này con sẽ biết thế nào là "tích tiểu thành đại", biết kìm nén những ham muốn nhất thời của mình để phục vụ cho một mục tiêu lớn lao hơn trong tương lai. Chỉ có như vậy, tương lai mua nhà, mua xe, trở thành tỉ phú mới có cơ hội trở thành hiện thực được!



Theo Helino


Cách dạy con

Dạy con

Quản lý tài chính

dạy con cách tiêu tiền


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.