- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nếu không muốn con bị lạm dụng tình dục, tuyệt đối không ép con làm việc này
Theo phân tích của các chuyên gia tâm lý, một hành động tưởng như chỉ đơn thuần là phép lịch sự lại đẩy trẻ đến gần hơn những kẻ lạm dụng tình dục.
Theo phân tích của các chuyên gia tâm lý, một hành động tưởng như chỉ đơn thuần là phép lịch sự lại đẩy trẻ đến gần hơn những kẻ lạm dụng tình dục.
Mới đây, trang Facebook nổi tiếng A Mighty Girl đã chia sẻ một thông điệp mạnh mẽ về chủ đề nhiều bậc phụ huynh "bắt ép" con trẻ phải ôm hôn người lớn như một nghi thức chào hỏi truyền thống của gia đình. Theo nhiều chuyên gia tâm lý học, hành động này còn mang một ý nghĩa khác đối với trẻ nhỏ, bởi việc yêu cầu trẻ thỏa mãn mong muốn tiếp xúc thân thể của một người khác sẽ khiến trẻ cảm thấy bản thân trẻ không được người lớn tôn trọng, đặc biệt là về cảm xúc và "quyền sở hữu" cơ thể. Thông điệp này lấy cảm hứng từ bài báo có tựa đề "I don’t own my child’s body" (Tạm dịch: Tôi không sở hữu cơ thể của con) của Katia Hetter được đăng tải trên trang báo CNN.
Thông điệp có nội dung: "Con 5 tuổi. Cơ thể con là của con. Đừng bắt con ôm hôn bất kỳ ai. Con đang học về sự ưng thuận và sự ủng hộ của mọi người, và điều này sẽ giúp con bảo vệ bản thân an toàn trong cuộc sống sau này."
Thông điệp được trang A Mighty Girl chia sẻ đang thu hút sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh.
Trong bài báo của mình, Hetter mong muốn chia sẻ với các bậc phụ huynh cách thức để giúp trẻ hiểu rằng trẻ không có "nghĩa vụ" phải chấp nhận sự "động chạm" của bất kỳ ai hay sợ hãi bị phán xét là thiếu lịch sự vì từ chối những động chạm đó. Hetter lấy ví dụ bằng chính lời cô căn dặn con gái: "Mẹ rất mong muốn con sẽ ôm bà ngoại, nhưng mẹ sẽ không ép con làm điều đó."
Cô viết: "Con bé không cần phải ôm hay hôn bất kỳ ai chỉ vì tôi bảo con bé làm vậy, thậm chí là tôi. Tôi sẽ không coi nhẹ bản năng mạnh mẽ của con khi từ chối cái động chạm từ bất người nào đó. Tôi mặc định rằng cơ thể con là cơ thể của con, không phải là của tôi. Cơ thể con không thuộc quyền ‘sở hữu’ của bố mẹ, cô giáo, giáo viên dạy nhảy hay huấn luyện viên bóng đá. Con bé sẽ phải cư xử với mọi người với thái độ tôn trọng, nhưng con không cần phải đồng ý cho người khác động chạm để làm họ thỏa mãn. Và con học cách có trách nhiệm với cơ thể mình càng sớm thì càng tốt con."
Trẻ không cần phải ôm hôn người lớn tuổi nếu trẻ không muốn.
Quan điểm của Hetter được nhiều chuyên gia ủng hộ.
Irene van der Zande, nhà đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Kidpower Teenpower Fullpower International – một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực giáo dục an toàn cá nhân và phòng chống bạo lực, cho biết: "Khi chúng ta bắt trẻ thể hiện tình cảm không mong muốn chỉ để không xúc phạm một người họ hàng hay không ảnh hưởng đến tâm trạng của một người bạn, chúng ta đang dạy cho trẻ rằng cơ thể trẻ không thuộc quyền kiểm soát của trẻ bởi các con phải coi nhẹ cảm nhận của bản thân để làm những gì được cho là đúng. Việc này khiến trẻ nhỏ phải đối mặt với nạn quấy rối tình dục, trẻ em gái vị thành niên coi các hành vi tình dục như điều dễ hiểu và trẻ phải chịu đựng bị xúc phạm vì mọi người ‘đang vui’."
Việc bắt ép trẻ động chạm vào người mà trẻ không muốn có thể khiến trẻ dễ bị "tấn công" tình dục hơn bởi hầu hết những kẻ lạm dụng tình dục đều là người quen của trẻ.
Theo Ursula Wagner – bác sỹ lâm sàng về sức khỏe tâm lý thuộc chương trình FamilyWorks, Chicago, việc bắt ép trẻ động chạm vào người mà trẻ không muốn có thể khiến trẻ dễ bị "tấn công" tình dục hơn bởi hầu hết những kẻ lạm dụng tình dục đều là người quen của trẻ. Không một nạn nhân nhỏ tuổi nào của nạn lạm dụng tình dục mà cô từng tư vấn bị "tấn công" bởi người lạ mặt. "Hành động đó có nghĩa là trong một vài trường hơp nhất định trẻ không có quyền quyết định với cơ thể của mình. Nếu trẻ bị bắt thể hiện tình cảm thậm chí khi trẻ không muốn, trẻ sẽ dễ trở thành nạn nhân của lạm dụng tình dục khi trưởng thành."
Tuy nhiên, Hetter cũng khẳng định rằng việc cô cho phép con gái từ chối cái ôm của người khác không có nghĩa rằng cô bé được phép cư xử thô lỗ: "Con bé phải lịch sự khi chào hỏi người khác, bất kể con bé có biết họ hay không. Khi các thành viên trong gia đình và bạn bè chào hỏi chúng tôi, tôi cho con lựa chọn giữa ‘một cái ôm hoặc một cái vỗ tay high-five’. Vì con cũng đã chứng kiến người lớn chào hỏi nhau bằng cái bắt tay, nên tỉnh thoảng con cũng yêu cầu làm điều đó."
Hetter cũng đã nhiều lần giải thích với các thành viên trong gia đình quan điểm của mình, và nhận được kết quả tích cực. "Khi con gái tôi ngồi ôm bà ngoại trên ghế sopha, vui vẻ kể với bà mọi chuyện về tất, ngón chân và những cái khác, mẹ tôi rất vui. Bà ấy biết điều đó là sự thực."
Theo trí thức trẻ
Mới đây, trang Facebook nổi tiếng A Mighty Girl đã chia sẻ một thông điệp mạnh mẽ về chủ đề nhiều bậc phụ huynh "bắt ép" con trẻ phải ôm hôn người lớn như một nghi thức chào hỏi truyền thống của gia đình. Theo nhiều chuyên gia tâm lý học, hành động này còn mang một ý nghĩa khác đối với trẻ nhỏ, bởi việc yêu cầu trẻ thỏa mãn mong muốn tiếp xúc thân thể của một người khác sẽ khiến trẻ cảm thấy bản thân trẻ không được người lớn tôn trọng, đặc biệt là về cảm xúc và "quyền sở hữu" cơ thể. Thông điệp này lấy cảm hứng từ bài báo có tựa đề "I don’t own my child’s body" (Tạm dịch: Tôi không sở hữu cơ thể của con) của Katia Hetter được đăng tải trên trang báo CNN.
Thông điệp có nội dung: "Con 5 tuổi. Cơ thể con là của con. Đừng bắt con ôm hôn bất kỳ ai. Con đang học về sự ưng thuận và sự ủng hộ của mọi người, và điều này sẽ giúp con bảo vệ bản thân an toàn trong cuộc sống sau này."
Thông điệp được trang A Mighty Girl chia sẻ đang thu hút sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh.
Trong bài báo của mình, Hetter mong muốn chia sẻ với các bậc phụ huynh cách thức để giúp trẻ hiểu rằng trẻ không có "nghĩa vụ" phải chấp nhận sự "động chạm" của bất kỳ ai hay sợ hãi bị phán xét là thiếu lịch sự vì từ chối những động chạm đó. Hetter lấy ví dụ bằng chính lời cô căn dặn con gái: "Mẹ rất mong muốn con sẽ ôm bà ngoại, nhưng mẹ sẽ không ép con làm điều đó."
Cô viết: "Con bé không cần phải ôm hay hôn bất kỳ ai chỉ vì tôi bảo con bé làm vậy, thậm chí là tôi. Tôi sẽ không coi nhẹ bản năng mạnh mẽ của con khi từ chối cái động chạm từ bất người nào đó. Tôi mặc định rằng cơ thể con là cơ thể của con, không phải là của tôi. Cơ thể con không thuộc quyền ‘sở hữu’ của bố mẹ, cô giáo, giáo viên dạy nhảy hay huấn luyện viên bóng đá. Con bé sẽ phải cư xử với mọi người với thái độ tôn trọng, nhưng con không cần phải đồng ý cho người khác động chạm để làm họ thỏa mãn. Và con học cách có trách nhiệm với cơ thể mình càng sớm thì càng tốt con."
Trẻ không cần phải ôm hôn người lớn tuổi nếu trẻ không muốn.
Quan điểm của Hetter được nhiều chuyên gia ủng hộ.
Irene van der Zande, nhà đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Kidpower Teenpower Fullpower International – một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực giáo dục an toàn cá nhân và phòng chống bạo lực, cho biết: "Khi chúng ta bắt trẻ thể hiện tình cảm không mong muốn chỉ để không xúc phạm một người họ hàng hay không ảnh hưởng đến tâm trạng của một người bạn, chúng ta đang dạy cho trẻ rằng cơ thể trẻ không thuộc quyền kiểm soát của trẻ bởi các con phải coi nhẹ cảm nhận của bản thân để làm những gì được cho là đúng. Việc này khiến trẻ nhỏ phải đối mặt với nạn quấy rối tình dục, trẻ em gái vị thành niên coi các hành vi tình dục như điều dễ hiểu và trẻ phải chịu đựng bị xúc phạm vì mọi người ‘đang vui’."
Việc bắt ép trẻ động chạm vào người mà trẻ không muốn có thể khiến trẻ dễ bị "tấn công" tình dục hơn bởi hầu hết những kẻ lạm dụng tình dục đều là người quen của trẻ.
Theo Ursula Wagner – bác sỹ lâm sàng về sức khỏe tâm lý thuộc chương trình FamilyWorks, Chicago, việc bắt ép trẻ động chạm vào người mà trẻ không muốn có thể khiến trẻ dễ bị "tấn công" tình dục hơn bởi hầu hết những kẻ lạm dụng tình dục đều là người quen của trẻ. Không một nạn nhân nhỏ tuổi nào của nạn lạm dụng tình dục mà cô từng tư vấn bị "tấn công" bởi người lạ mặt. "Hành động đó có nghĩa là trong một vài trường hơp nhất định trẻ không có quyền quyết định với cơ thể của mình. Nếu trẻ bị bắt thể hiện tình cảm thậm chí khi trẻ không muốn, trẻ sẽ dễ trở thành nạn nhân của lạm dụng tình dục khi trưởng thành."
Tuy nhiên, Hetter cũng khẳng định rằng việc cô cho phép con gái từ chối cái ôm của người khác không có nghĩa rằng cô bé được phép cư xử thô lỗ: "Con bé phải lịch sự khi chào hỏi người khác, bất kể con bé có biết họ hay không. Khi các thành viên trong gia đình và bạn bè chào hỏi chúng tôi, tôi cho con lựa chọn giữa ‘một cái ôm hoặc một cái vỗ tay high-five’. Vì con cũng đã chứng kiến người lớn chào hỏi nhau bằng cái bắt tay, nên tỉnh thoảng con cũng yêu cầu làm điều đó."
Hetter cũng đã nhiều lần giải thích với các thành viên trong gia đình quan điểm của mình, và nhận được kết quả tích cực. "Khi con gái tôi ngồi ôm bà ngoại trên ghế sopha, vui vẻ kể với bà mọi chuyện về tất, ngón chân và những cái khác, mẹ tôi rất vui. Bà ấy biết điều đó là sự thực."
Theo trí thức trẻ