- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
“Ngã ngửa” lí do “bố mẹ bảo - con không nghe”
Đằng sau cách hành xử chưa ngoan của trẻ có nhiều nguyên nhân “không ngờ”.
Muốn con ngoan ngoãn, cư xử đúng mực là điều mà phụ huynh nào cũng mong muốn nhưng đôi khi, cha mẹ phải đau đầu trước những tình huống trẻ bướng bỉnh, không chịu nghe lời. Tìm hiểu ngọn nguồn nguyên nhân sẽ giúp cha mẹ dễ dàng xử lí hơn và có cách dạy dỗ con cái cho phù hợp. Dưới đây là những nguyên nhân “không ngờ” khiến trẻ có những cách hành xử chưa ngoan:
Trẻ muốn gây sự chú ý
Trẻ có những hành vi cư xử không đúng mực có thể là do chúng đang muốn gây sự chú ý. Thông thường, khi bố mẹ đang nghe điện thoại, thăm họ hàng hoặc bạn bè hoặc bận rộn việc gì đó, trẻ có cảm giác bị bỏ rơi. Vì thế, chúng mè nheo, rên rỉ, cáu gắt hoặc đánh, cãi nhau với các anh chị em trong nhà để lấy lại sự chú ý. Kể cả khi sự chú ý của bố mẹ không phải là việc yêu thương, vỗ về, trẻ vẫn thích bố mẹ phải để tâm đến mình. Chúng muốn người lớn nhìn vào chúng, nói chuyện với chúng và thể hiện sự quan tâm đến chúng.
Trẻ đang bắt chước những trẻ khác
Trẻ con quan sát hành động của những người xung quanh và học theo rất nhanh. Trẻ thường hay lặp lại những hành động của bạn bè cùng trang lứa hay làm hoặc những điều trẻ nhìn thấy trên ti vi.
Do đó, bố mẹ cần giám sát những gì con cái mình vẫn xem trên TV, trò chơi điện tử và mạng Internet. Cần làm tấm gương cho trẻ trong việc thực hiện những hành vi mẫu mực và dạy trẻ cách cư xử đúng đắn, không bị dao động, lung lay, dễ dàng học đòi theo những thói hư tật xấu từ người khác.
Càng cấm, càng muốn thử
Không chỉ riêng với trẻ em, con người lúc nào cũng có xu hướng tò mò, muốn vượt qua giới hạn, những thứ gì càng bị cấm đoán thì càng muốn thử sức, khám phá.
Khi bố mẹ đề ra luật lệ và bắt con trẻ không được làm cái này, không được làm cái kia, trẻ thường sẽ càng muốn thử để xem mức độ nghiêm trọng của những lời bố mẹ dọa nạt đến đâu. Nhiều trẻ muốn biết liệu hậu quả sẽ như thế nào nếu chúng phá vỡ các nguyên tắc.
Do đó, bố mẹ cần phải đặt ra những luật lệ và giới hạn rõ ràng, cảnh báo một cách nhất quán những hậu quả sẽ xảy ra nếu như trẻ không nghe theo. Nếu như để trẻ biết rõ chúng sẽ phải chịu hậu quả gì nếu làm trái quy định thì khả năng trẻ muốn phạm lỗi sẽ giảm đi đáng kể.
Trẻ bị thiếu kĩ năng sống
Một đứa trẻ thiếu kĩ năng giao tiếp xã hội có thể sẽ đánh bạn chỉ vì không biết yêu cầu bạn trả lại đồ chơi. Một đứa trẻ thiếu kĩ năng xử lí vấn đề có thể sẽ không chịu dọn dẹp phòng vì trẻ không biết sắp xếp đồ chơi trong phòng như thế nào cho gọn gàng. Trong trường hợp này, khi thấy trẻ cư xử không đúng mực, thay vì mắng, phạt trẻ, hãy dạy trẻ cách giải quyết tình huống trẻ đang gặp khó khăn.
Trẻ sẽ đạt được điều chúng muốn
Một trong những lí do đơn giản nhất của việc trẻ mè nheo, ăn vạ hoặc không vâng lời là bởi bố mẹ sẽ nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của chúng. Nếu việc phá vỡ các nguyên tắc giúp trẻ đạt được điều chúng muốn, trẻ sẽ nhanh chóng nhận ra đây là một “chiêu” hiệu quả để vòi vĩnh. Một lần, trẻ rên rỉ cho đến khi mẹ mua kẹo cho chúng thì lần sau, nếu muốn ăn kẹo, trẻ lại tiếp tục khóc lóc với mẹ.
Trẻ muốn được độc lập
Trẻ thường phá vỡ luật lệ và cư xử ngang ngược vì chúng coi đó là cách để khẳng định mình, khẳng định sự tự chủ, tự lập. Điều này thường xảy ra khi trẻ bắt đầu đi học, được tiếp xúc với nhiều điều mới lạ, được thầy cô ở trường dạy cách làm nhiều thứ bằng chính đôi tay của trẻ, vì thế mà trẻ muốn “khoe” những kĩ năng mới của chúng, muốn tranh luận với người lớn, thể hiện sự hiểu biết của mình và đôi khi có thể dẫn đến cách cư xử theo kiểu “nổi loạn”.