Người Do Thái dạy con quản lý tiền bằng 5 chiếc lọ

Ngay khi trẻ tập nói, các bà mẹ Do Thái đã giúp con nhận biết tiền xu hay tiền giấy, dạy trẻ tiền có thể mua được những thứ gì và từ đâu mà có.

Ngay khi trẻ tập nói, các bà mẹ Do Thái đã giúp con nhận biết tiền xu hay tiền giấy, dạy trẻ tiền có thể mua được những thứ gì và từ đâu mà có.

Với dân số chỉ khoảng 0,2 tổng dân số toàn cầu, người Do Thái chiếm gần 40% những người nhận giải Nobel và được coi là dân tộc thông minh nhất thế giới.

Theo tạp chí Forbes năm 2013, thế giới có 1.426 tỷ phú. Trong số đó, 165 người Do Thái (tương đương 11,6%), nắm giữ tổng tài sản 812 tỷ USD.

Người Do Thái không phải vốn đã sở hữu tư chất quản lý tài chính tốt ngay từ khi sinh ra. Đó là do họ được cha mẹ dạy bảo kỹ năng quản lý, kiếm tiền và chi tiêu khôn ngoan ngay từ khi còn rất nhỏ.

Dạy trẻ về tiền theo từng giai đoạn

Ngay khi trẻ bi bô tập nói, các bậc cha mẹ Do Thái đã cho con nhận biết tiền xu hay tiền giấy, dạy trẻ tiền có thể mua được những thứ gì bằng cách đổi đồ vật và tiền từ đâu mà có.

Nguoi Do Thai day con quan ly tien bang 5 chiec lo hinh anh 1
Học trò Do Thái và thầy giáo ở thành phố Samarkand,Uzbekistan vào đầu thế kỷ 20. Ảnh: Wikipedia.

Sau đó, khi các con lớn hơn một chút, cha mẹ sẽ giao khoản tiền nhất định để chúng tự do lập kế hoạch chi tiêu khoa học cho những nhu cầu cần thiết của bản thân. Bằng cách này, trẻ sẽ học được cách "liệu cơm gắp mắm” và chịu trách nhiệm về cách chi tiêu của mình.

Giai đoạn thứ ba là kiếm tiền. Đây là thời điểm quan trọng giúp con cái hiểu được giá trị đồng tiền, những quy tắc đơn giản trong kinh doanh như quay vòng vốn, lấy công làm lãi và chúng sẽ hưởng được thành quả xứng đáng với công sức thực tế bỏ ra. Từ đó, trẻ hình thành tư duy tài chính linh hoạt, bạo dạn và năng động hơn.

Khi đã kiếm được tiền, các bé sẽ phải học cách quản lý tài sản mình có, thông qua các lựa chọn như gửi tiền ngân hàng, bỏ tiết kiệm hoặc dùng vào việc đầu tư nhỏ khác.

Cuối cùng, các bậc cha mẹ Do Thái sẽ giúp con hiểu được ý nghĩa của sức lao động. Cách thức này không nhằm mục đích biến trẻ thành chiếc máy kiếm tiền hay thần giữ của. Đây là món quà các bậc cha mẹ tặng cho con cái, giúp chúng có những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau này và trở thành người thành công trong tương lai.

Quản lý tiền bằng 5 chiếc lọ

Theo trang Smart Money Managers, ở độ tuổi của trẻ, chúng có khả năng tiếp thu rất cao, biết lắng nghe và luôn hào hứng khi học được những điều mới.

Một trong những cách dạy con quản lý tài chính hiệu quả mà người Do Thái thường áp dụng là quy tắc 5 chiếc lọ. Mỗi lọ có một khe hở trên nắp và dán nhãn rõ ràng gồm chi tiêu hàng ngày, từ thiện, tiết kiệm, đầu tư và đóng thuế.

Mỗi lần, cha mẹ sẽ đưa cho con 10 shekel (tiền Israel). Trẻ được dạy bỏ vào mỗi lọ thuế, từ thiện và tiết kiệm một đồng, bỏ lọ đầu tư hai đồng và còn lại 5 đồng cho lọ chi tiêu.

Nguoi Do Thai day con quan ly tien bang 5 chiec lo hinh anh 2
Dạy con quản lý tiền thông minh theo quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái. Ảnh cắt từ video.


















Sau đó, trẻ sẽ được mở lọ từ thiện để lấy tiền giúp đỡ người khác vào những ngày cuối tuần. Bình thuế được mở khi hết tháng. Trẻ chỉ được lấy tiền ở bình tiết kiệm khi có dịp đặc biệt như ai đó trong gia đình bị ốm. Bình đầu tư chỉ mở khi đã đầy.

Những đứa con sẽ có quyền tự quyết mọi chi tiêu và dùng tiền vào mục đích gì.

Ngay cả khi trẻ làm sai, phụ huynh cũng không được can thiệp bởi chúng sẽ học được nhiều hơn từ những lần thất bại. Bằng cách này, trẻ sẽ nhớ lâu hơn, sáng tạo hơn trong quá trình quyết định và chịu trách nhiệm của mình.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cũng nhờ phương pháp này, trẻ em Do Thái luôn có ý thức trách nhiệm cao, luôn hài lòng trong mọi việc và thành công hơn người khác.

Ngay cả khi người Mỹ và châu Âu đang vật lộn với nợ thẻ tín dụng, những người Do Thái sống rải rác khắp nơi trên thế giới đang ngày càng trở nên giàu có, tiếp tục phát triển kinh doanh và tài chính cá nhân một cách mạnh mẽ.

Theo Zing

cách tiêu tiền

người Do Thái

dạy con kiểu Do Thái


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.