Những cách hiệu quả dạy con bớt tính tham lam

Cách dạy con hết tham lam là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Vì sao con trẻ có tật xấu này, cha mẹ nên làm gì để giúp con ngoan và trở thành người tốt?

Cách dạy con hết tham lam là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Vì sao con trẻ có tật xấu này, cha mẹ nên làm gì để giúp con ngoan và trở thành người tốt?

Biểu hiện trẻ tham lam thường là đòi hỏi nhiều, cái gì cũng muốn dù đã có. Trẻ thường không chịu nhường nhịn hay chia sẻ bất cứ thứ gì, không chỉ với bạn bè mà cả người thân. Là cha mẹ, chắc chắn sẽ thấy khó xử và không hài lòng trước thái độ này của con. Có người không giữ được bình tĩnh đá đánh hoặc nạt con. Liệu điều này có thực sự tốt không?

Cách dạy con hết tham lam (Ảnh minh họa)

Cách dạy con hết tham lam (Ảnh minh họa)

Cha mẹ không nên chiều theo bất cứ đòi hỏi nào của con

Con trẻ tham lam thường thích đòi hỏi. Nhiều cha mẹ bận rộn, muốn con được bù đắp nên thấy con thích gì cũng chiều. Tuy nhiên hành động này là sai lầm. Trẻ sẽ thấy mỗi lần mè nheo là đạt được thứ mình muốn, sẵn sàng có mới nới cũ. Lâu dần sẽ hình thành tính tham lam và không bao giờ biết đủ. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ cần loại bỏ ngay tính tham lam của con trẻ từ việc không chiều theo bất cứ thứ gì mà con muốn. Chỉ thưởng khi con ngoan, và cho con thứ con thực sự cần.

Đưa con đi tham gia hoạt động từ thiện

Các hoạt động từ thiện là cơ hội để con trẻ học cách sẻ chia. Khi thấy được sự chênh lệch cuộc sống giữa người khó khăn với mình, trẻ sẽ biết quý trọng hơn những gì mình đang có. Hành động sẻ chia không chỉ là hành động đẹp, nên được khuyến khích. Tham gia từ thiện, trẻ sẽ khắc phục được tình tham lam và cố gắng trở thành người tốt về sau.

Cha mẹ hãy là tấm gương cho con

Sự tham lam của con không phải là bản năng, nó chính là thói quen, là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Hãy xem lại mình xem có những hành động, thái độ thể hiện sự tham lam, ích kỷ không. Nếu bạn cũng có tính xấu đó, con trẻ dễ bắt chước theo. Hãy sống chan hòa, biết sẻ chia để con bạn được ươm mầm đạo đức ngay từ chính gia đình của mình.

Theo Khỏe&Đẹp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.