- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những thói quen của cha mẹ vô tình cản trở sự phát triển trí tuệ của trẻ
Trí thông minh không chỉ là món quà tuyệt vời mà con được thừa hưởng từ bố mẹ, mà còn do nhiều yếu tố khác quyết định như chế độ dinh dưỡng, môi trường, giáo dục…
Trí thông minh không chỉ là món quà tuyệt vời mà con được thừa hưởng từ bố mẹ, mà còn do nhiều yếu tố khác quyết định như chế độ dinh dưỡng, môi trường, giáo dục…
>>Chỉ một câu nói của mẹ Nhật khiến con lập tức tắt tivi và đi ngủ đúng giờ
Nhưng nhiều bậc phụ huynh lại không biết rằng một số việc làm hàng ngày của mình đã vô tình cản trở khả năng phát triển trí tuệ của trẻ.
1. Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc phát triển trí não của trẻ. Trong đó, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất, sữa mẹ giúp tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ trong chín tháng sẽ lớn lên thông minh hơn đáng kể hơn so với những bé chỉ được bú sữa mẹ trong vòng một tháng hoặc ít hơn.
Ảnh mang tính minh họa: Internet |
Ngoài ra, trong chế độ ăn uống hàng ngày của con, cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều thịt hoặc ăn uống bừa bãi, ăn sáng không đúng giờ cũng ảnh hưởng không tốt đến chỉ số phát triển trí tuệ của trẻ.
2. Không đọc sách sớm cho con
Đọc sách cho con sớm sẽ giúp chỉ số IQ của bé tăng lên đáng kể - Ảnh mang tính minh họa: Internet |
Nhiều ông bố, bà mẹ cho rằng việc đọc sách sớm cho con là vô ích vì trẻ chưa biết nói và chưa thể nhận thức được, nên thường để đến lúc trẻ biết nói hay biết đọc rồi mới đọc sách cho con. Tuy nhiên quan điểm này là hết sức sai lầm, các chuyên gia cho rằng ngay từ trong bụng mẹ bé đã có thể nhận thức được những âm thanh bên ngoài. Đọc sách cho con càng sớm, mẹ càng giúp bé xây dựng vốn từ vựng phong phú, giúp chỉ số IQ của bé tăng lên đáng kể. Đồng thời, việc lắng nghe những câu chuyện hay còn giúp bé phát triển kỹ năng giao tiếp khi lớn lên, giai đoạn thích hợp nhất để đọc sách cho con là khi con được 3 tháng tuổi trở lên.
3. Hay trả lời câu hỏi của con
Việc bé đặt ra nhiều câu hỏi cho bố mẹ chứng tỏ đó là một đứa trẻ thông minh, hoạt bát - Ảnh minh họa: Internet |
Khi bé lên 3 – 4 tuổi, bé bắt đầu có ý thức khám phá thế giới xung quanh và luôn đặt cho bố mẹ các câu hỏi “tại sao?”, "vì sao?"để thỏa trí tò mò của mình. Các chuyên gia cho rằng việc bé đặt ra nhiều câu hỏi cho bố mẹ chứng tỏ đó là một đứa trẻ thông minh, hoạt bát. Nhưng đa phần cha mẹ thường trả lời ngay câu hỏi của con, mà không cho bé thời gian để suy nghĩ. Điều này khiến não bộ trẻ không được kích thích, khuyến khích để tìm ra câu trả lời. Trong một số trường hợp, cha mẹ có thể hỏi con ngược lại.
4. Không cho con khám phá
Khám phá thế giới xung quanh giúp trẻ phát triển thể chất, trí tuệ - Ảnh mang tính minh họa: Internet |
Khám phá thế giới xung quanh không những giúp trẻ phát triển thể chất, trí tuệ mà còn giúp trẻ hòa nhập vào môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội một cách thuận lợi hơn. Nhưng nhiều cha mẹ hay cấm đoán không cho bé động vào vật này, vật kia vì sợ bé làm hỏng, sợ bẩn, sợ nhiễm bệnh… Tuy nhiên, chính những đồ vật đó sẽ dạy cho trẻ nhiều bài học vô cùng bổ ích.
Đối với những khám phá đầu đời của bé, cha mẹ không nên nói "không được" với tất cả mọi thứ. Hãy cho bé được thỏa mãn trí tò mò nhưng hãy cương quyết với một số trường hợp không an toàn để bé dần nhận thức được những nguy hiểm quanh mình.
5. Chuẩn bị sẵn mọi thứ cho con
Bố mẹ chăm con từng chút một, chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cho con từ vật chất, môi trường học tập, sinh sống hoàn hảo nhất trong khả năng của mình. Đây là một sai lầm trong việc nuôi dạy con. Việc chuẩn bị sẵn mọi thư cho con vô tình làm trẻ hiểu mọi thứ mình đang có là tự nhiên mà có, chứ không phải do công sức của ai. Như vậy, trẻ sẽ dần hình thành tâm lý bị động, không tự lập, không có khả năng sáng tạo.
Khi còn nhỏ, cha mẹ hãy hướng dẫn cho trẻ tự chơi một mình với đồ chơi mà không cần người lớn, dạy trẻ tự xúc cơm, tự thu dọn đồ chơi… Khi lớn hơn thì dạy trẻ phụ bố mẹ rửa bát, giặt, gấp quần áo… Những thói quen rự lập đơn giản sẽ giúp trẻ tìm ra cách xử trí khi gặp những vấn đề khó trong cuộc sống.
6. Mắng trẻ khi trẻ “viết, vẽ bậy"
Khi "viết, vẽ bậy" là biểu hiện của nhu cầu muốn được sáng tạo của trẻ - Ảnh minh họa: Internet |
Nhiều cha mẹ chỉ mong muốn bé ngoan ngoãn theo ý muốn của mình mà giám sát mọi hoạt động của bé. Khi thấy con vẽ bậy lên tường, cha mẹ hay mắng nhiếc hay phạt con vì tội làm bẩn tường, như vậy cha mẹ đã vô hình "bóp chết" khả năng tư duy, khả năng tự chủ của trẻ ngay từ khi còn trong trứng nước.
Khi trẻ vẽ những nét vẽ tưởng linh tinh, nhưng đó là trẻ biểu hiện suy nghĩ một cách tự do. Đó là biểu hiện của nhu cầu muốn được sáng tạo của trẻ. Do đó bố mẹ nên để trẻ tự do sáng tạo để trẻ phát triển về cả thể chất lẫn tâm hồn. Thay vì quát mắng trẻ, hãy cho con giấy bút để con vẫn được thỏa mãn sức sáng tạo mà không làm bẩn nhà.
Theo PNO