- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thay vì "nhốt" con ở nhà, bố mẹ Mỹ cho con chơi ở... bãi phế liệu
Một sân chơi ngoài trời không khác gì bãi phế liệu và sau buổi chơi, bố mẹ sẽ phải nhận lại con với đôi tay bị thương vì búa đập hay bị lưỡi cưa cắt.
Một sân chơi ngoài trời không khác gì bãi phế liệu và sau buổi chơi, bố mẹ sẽ phải nhận lại con với đôi tay bị thương vì búa đập hay bị lưỡi cưa cắt. Đó là cách mà một số bố mẹ Mỹ đã lựa chọn cho con.
Sân chơi trong mơ của những đứa trẻ
Tay này cầm đinh còn tay kia cầm búa, một mình cậu bé Zayne Cowie, 7 tuổi, đang rất chăm chỉ xây một ngôi nhà. Cậu dựng những tấm ván và gỗ vụn làm tường, lấy một lốp xe cũ làm cửa vào và chọn một tấm bạt rách màu xanh cho mái nhà. Bố mẹ cậu không ở đấy để bảo cậu phải tránh xa cái búa.
Nhưng Zayne không phải là một đứa trẻ mồ côi, cũng không phải là nạn nhân của sự vô tâm của bố mẹ. Đơn giản là cậu bé đang cùng với rất nhiều những đứa trẻ khác trải nghiệm sân chơi phiêu lưu đầu tiên trong nhiều thế kỷ, mới được sáng tạo ra ở Mỹ.
Zayne Cowie, 7 tuổi, đang một mình cần mẫn xây nhà tại sân chơi NYC.
Tại đây, những đứa trẻ được thoải mái dùng lưỡi cưa và búa, tự do lấm lem, đu mình vào những lốp xe cũ rồi nhảy xuống, lăn những chiếc thùng phi cáu bẩn, tha hồ chạy nhảy, thỏa sức sáng tạo ra đồ chơi cho riêng mình… Một không gian ngoài trời cực kỳ hỗn độn và bừa bộn với những đồ đạc cũ, những tấm gỗ vụn, những chiếc hộp carton đã qua sử dụng, những con búp bê đã bị hư hỏng.
Đấy là những điều hoàn toàn có thật tại sân chơi NYC, ngụ tại hòn đảo Governors, thuộc thành phố New York. Mặc dù mới chỉ được thành lập từ mùa hè năm nay, nhưng sân chơi như một giấc mơ có thật của lũ trẻ này, ngay lập tức đã thu hút từ 80 đến 100 trẻ mỗi cuối tuần.
Độ tuổi khuyến khích tham gia là từ 6 tuổi trở lên. Bố mẹ phải ký vào một bản tạm thời từ bỏ trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, những đứa trẻ 3 tuổi đến dưới 6 tuổi cũng có thể tham gia NYC ở khu vui chơi gia đình, nơi bố mẹ được theo con trong sân. Không gian này mở cửa tự do miễn phí cho cộng đồng vào mỗi cuối tuần, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và chỗ trống đang có.
Vui chơi là một phần quan trọng của sự lớn lên, cả về thể chất và tâm lý
Theo giáo sư về tâm lý học môi trường tại Đại học thành phố New York, Roger Hart: "Sự vui chơi thực sự mang lại cho trẻ rất nhiều lợi ích trong việc phát triển về thể chất, cảm xúc, tâm lý và kỹ năng xã hội. Và sân chơi là một chỉ dẫn về sức khỏe. Đấy là một nơi trẻ có thể tạo ra thế giới của mình và tự khám phá bản thân”. Những đúc rút này của ông có được từ công việc tập trung vào nghiên cứu sự phát triển của trẻ và chất lượng môi trường vật lý xung quanh.
Những đứa trẻ đang tự do sáng tạo tại sân chơi NYC.
Sergio Pellis, giáo sư về khoa học thần kinh hành vi tại trường đại học Lethbridge ở Alberta, Canada, người từng có công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của sự hòa nhập ở loài chuột, đã chỉ ra rằng: "Nếu những con chuột con bị ngăn cách với những con chuột khác trong các hoạt động vui chơi. Thì khi trưởng thành hơn, chúng có nhiều biểu hiện thâm hụt về sự kiểm soát xung động, phản ứng quá mức với các kích thích xã hội lành tính và chúng khó biết cách giải quyết vấn đề, dễ gặp những tình huống nguy hiểm hơn."
Và từ những nghiên cứu này, ý tưởng về một sân chơi trẻ em tự định hướng, không bị quản giáo được nảy ra. Những nhà sáng lập đã nghĩ về một "sân chơi mạo hiểm", "sân chơi rác", nơi mà những đứa trẻ được đùa vui trong một không gian rộng, phong phú và tự chịu trách nhiệm về cả kết quả lẫn hậu quả của việc vui chơi. Đó cũng chính là lý do khai sinh ra NYC.
Tất nhiên, vẫn luôn có những người giám sát trong sân chơi. Họ đóng một vai trò quan trọng trong sân chơi, không chỉ là luôn bao quát mọi đứa trẻ bằng một ánh mắt tinh nhạy, mà còn để cho chúng biết về vị thế của chính mình. "Không đơn thuần chỉ là những người hướng dẫn, họ còn là những người tôn trọng trẻ hết mức có thể, đối xử với chúng như những công dân thực thụ và vì vậy trẻ có thể học cách nói chuyện với họ đầu tiên. Đó là một kiểu của hoạt động xã hội.", Hart nói.
Giải pháp để trẻ được tự do sáng tạo, được rời xa “bố mẹ trực thăng”
Biển báo "cấm" bố mẹ vào khu vực vui chơi
Sau khi clip về sân chơi này xuất hiện trên cộng đồng mạng, đã phải nhận không ít những bình luận trái chiều từ các bậc bố mẹ. Nhiều người cho rằng đây hoàn toàn là chuyện đùa và không thể tin được. Họ cho rằng sau buổi chơi nguy hiểm như thế, bố mẹ sẽ phải nhận lại con với đôi tay bị thương vì búa đập hay bị lưỡi cưa cắt. Cũng có thể đó là những cái đầu gối bầm tím vì trượt ngã, những đứa trẻ chẳng nguyên vẹn, sạch sẽ nữa… Và đó là điều thật kinh khủng!
Tuy nhiên, những chuyên gia hàng đầu về trẻ em và những người sáng lập ra NYC đều cho rằng sân chơi này có thể giúp kích thích sự sáng tạo ở trẻ, cũng như giúp chúng trở nên độc lập hơn, mà không bị lệ thuộc vào những “bố mẹ trực thăng” luôn trông chừng con bằng sự lo lắng, sợ hãi và bất an. Và họ cho rằng, nếu bố mẹ cứ mãi quan tâm đến con một cách quá đà như vậy thì trẻ sẽ không thể học được những kỹ năng cuộc sống cần thiết, luôn bị lệ thuộc vào bố mẹ.
"Giấc mơ của chúng tôi là mô hình này có thể được nhân rộng ra, và mình có thể trở thành những người tạo cảm hứng để nhiều người sáng tạo ra những sân chơi phiêu lưu khác trong xã hội. Là nơi lũ trẻ được chạy đến, thực sự vui chơi sau khi đến trường. Đó là một giấc mơ!”, Mosher, một trong những người sáng lập ra NYC nói.
Theo Trí Thức Trẻ