Trẻ lớp 1 nói dối không đỏ mặt: Học từ cha mẹ?

Hiện tượng trẻ em nói dối, thậm chí đổ lỗi cho người khác là câu chuyện thường xuyên bắt gặp, gây nhức nhối không ít cho các bậc phụ huynh.

Hiện tượng trẻ em nói dối, thậm chí đổ lỗi cho người khác là câu chuyện thường xuyên bắt gặp, gây nhức nhối không ít cho các bậc phụ huynh.

Trẻ nhỏ nói dối không đỏ mặt

Chị Trần Khánh L. (32 tuổi, trú tại phường Ngọc Thụy, Gia Lâm, Hà Nội) tâm sự con trai chị ấy mới 6 tuổi mà đã biết nói dối, khiến gia đình hỗn loạn vì những lời nói dối của con.

"Chiều hôm qua, khi vừa đi làm về, thấy con đang ngồi khóc, quần áo lấm lem. Tôi hỏi thì cháu bảo vừa bị bạn con nhà hàng xóm đánh, con xin lỗi bạn ấy rồi nhưng bạn ấy vẫn cứ đánh, mẹ cấm con đánh nhau nên con không dám đánh lại bạn ấy. Vừa kể cháu vừa rưng rưng trông rất tội. Đúng lúc đang khó ở, tôi chạy sang nhà hàng xóm tuôn một tràng.

Chị hàng xóm thấy vậy vội ra giải thích, nhưng tôi không nghe, bởi vì tôi nghĩ trẻ con thì làm gì biết nói dối, và tôi tuyệt đối tin tưởng con mình. Chị hàng xóm cũng không phải dạng vừa, quay ra chửi nhau với tôi luôn. Thấy ồn ào, chồng tôi chạy ra can, lôi cả tôi, chị hàng xóm và hai cu cậu vào nhà ngồi nói chuyện.

Sau khi nghe chị giải thích, tôi hỏi lại con thì mới cháu mới thừa nhận rằng cháu và bạn hàng xóm đã đánh nhau chứ không phải cháu bị đánh. Vừa bực vừa xấu hổ, tôi chỉ dám cười xòa mong chị hàng xóm thông cảm", Chị L kể lại.

Không chỉ chị M mới gặp những tình huống dở khóc, dở cười này. Chị Hoàng NgọcA (34 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) than phiền, "Mới có 9 tuổi mà cháu thường xuyên nói dối bố mẹ, từ việc học hành, tiền bạc, đến bạn bè. Đi học về thì nói dối đã làm hết bài tậpở lớp, nhưng khi kiểm tra thì vẫn y nguyên.

Cháuxin tiền mua bút nhưng khi tôi hỏi bútđâu thì cháu không trả lời. Khi cháu xin đi chơi với bạn nhưng khi tôi liên hệ với gia đìnhcậu bạn kiathìcậu béấy không đi cùng con tôi. Tôi đã dùng hết các biện pháp từ nhẹ nhàng khuyên bảo đến chửi bới, thậm chí đánh đập mà cháu vẫn không nghe. Tôi thực sự lo lắng, nếu chuyện này vẫn tiếp diễn nó sẽ hình thành thói quen xấu khó bỏ, ngay cả khi cháu lớn lên".

Hầu hết những bậc phụ huynh khi được hỏi thì đều thừa nhận con cái mình ít nhiều nói dối cha mẹ, người thân ông bà...3,4 năm về trước, thường là những lời nói dối ngô nghê. Thế nhưng cho đến hiện tại, trẻ nói dối nhiều, như thật, đổ thừa trách nhiệm cho người khác kết hợp với nước mắt ngắn dài khiến cho cha mẹ không biết phải trái thế nào và vô cùng khó xử.

"Chúng tôi luôn phải căng mắt và tỉnh táo trước những lời nói của con", mẹ bé Hoàng Anh (5 tuổi) chia sẻ.

Tại cha mẹ nói dối?

Trước hiện tượng này, báo Phụ nữ TP.HCM đã có cuộc trao đổi với PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan, chuyên gia tâm lý, giảng viên Khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tre lop 1 noi doi khong do mat: Hoc tu cha me?
PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan. Ảnh: Công Lý

Lý giải nguyên nhân tại sao lại có hiện tượng trẻ em, mặc dù còn rất nhỏ nhưng đã biết nói dối, đổ thừa trách nhiệm cho người khác, không chịu nhận cái sai về mình. PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan cho rằng:

"Từ năm 3 tuổi trẻ em đã có ý thức, đã biết đặt cái lợi ích của bản thân lên trên hết và làm cách nào để đạt được lợi ích đấy. Khi mà việc nói dối giúp nó né tránh được những sai trái, thậm chí còn được khen thưởng thì nó vẫn sẽ tiếp tục nói dối, và như thế sẽ rất nguy hiểm.

Môi trường sống, môi trường giáo dục cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc này. Khi mà trẻ em sống trong một môi trường thường xuyên phải chứng kiến cảnh nói dối thì ngay lập tức trẻ sẽ học theo. Cộng với môi trường giáo dục không được quan tâm thì việc trẻ nói dối là không thể tránh khỏi".

Tư vấn này của ông Loan được chị Đinh Thị H, (38 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) xác nhận.

Chị kể, "Cháu nhà tôi năm nay lên lớp 1, thông thường mỗi lần đi học về là cháu đều có bài tập. Nhưng hai hôm nay không thấy cháu lấy vở ra làm bài, khi hỏi thì cháu trả lời rằng cô giáo không giao bài về nhà. Biết được cháu nói dối, tôi lấy vở kiểm tra thì phát hiện, cô giáo có giao bài nhưng con lại bảo không.

Khi tôi hỏi tại sao con lại nói dối, thì cháu mếu máo "Mẹ hứa nếu con làm bài tập chăm chỉ thì sẽ mua ô tô (Dạng đồ chơi) cho con nhưng mẹ không mua, mẹ cũng toàn nói dối con thôi".

Về cách ứng xử khi con trẻ nói dối, PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan cũng khuyến cáo, "cần luôn luôn kiểm tra, trò chuyện, gần gũi với con. Nếu bố mẹ nào làm được việc ấy thì không khó phát hiện khi trẻ nói dối. Và khi trẻ em nói dối phải hết sức bình tĩnh, giải thích cho nó hiểu rõ nếu con làm như vậy thì bố mẹ sẽ làm sao, lo lắng như thế nào, ảnh hưởng đến bản thân con ra sao, để đứa trẻ sẽ phải đương đầu với hành vi sai trái của mình.

Trong quá trình giáo dục, nói không với bạo lực. Nếu trẻ mắc lỗi và nói thật mà bố mẹ lại đánh đập chửi mắng thì trẻ sẽ nói dối để tránh bị đánh mắng.

Điều quan trọng hơn, chính bản thân cha mẹ, người gần gũi với trẻ không được nói dối, nhất là trước mặt con cái bởi vì rất có thể trẻ có thể học theo ngay lập tức".

Theo PNO


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.