Đang trong quá trình trở dạ, sản phụ chỉ ho vài tiếng nhưng lại khiến bác sĩ sợ tái mặt

Quá trình chuyển dạ của phụ nữ được ví như "ngàn cân treo sợi tóc", nguy hiểm có thể tới bất cứ khi nào và rất khó lường trước.

Mang thai 9 tháng 10 ngày tuy vất vả nhưng nếu mẹ chú ý theo dõi sức khỏe của bản thân và thai nhi thì sẽ không gặp điều gì đáng lo ngại. Mối nguy hiểm thực sự của người phụ nữ khi mang thai lại xuất hiện ngay trong lúc sinh nở. Ngay cả khi nền y học phát triển với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại thì quá trình sinh con vẫn là một việc vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể phải trả giá bằng mạng sống của người phụ nữ.

Ngay khi bước vào phòng sinh, sự sống và cái chết khá mong manh.

Khi sản phụ được đẩy vào phòng sinh, dù là sinh thường hay sinh mổ, người nhà bệnh nhân ai cũng đều có một mong muốn duy nhất là sự an toàn của hai mẹ con. Nhưng có một thực tế là, trong quá trình chuyển dạ của sản phụ, tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm xảy ra cho cả sản phụ và thai nhi như: đơ tử cung, biến chứng tiền sản giật, vỡ tử cung, chấn thương thai nhi,… 

Câu chuyện về một sản phụ trẻ ở Trung Quốc, khiến nhiều người thương cảm đồng thời không khỏi lo lắng, bất an về những nguy hiểm luôn rình rập người phụ nữ trong quá trình vượt cạn, chào đón con yêu ra đời.

Sản phụ này năm nay mới 32 tuổi, cơ thể rất khỏe mạnh, cô cũng thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe và khám thai định kỳ. Vì sức khỏe tốt, cộng thêm ngôi thai thuận và có khung xương chậu rộng nên bác sĩ đã chỉ định cho bà mẹ sinh thường. Nửa đầu của ca sinh nở diễn ra khá suôn sẻ. Nhưng không lâu sau, sản phụ bỗng ho dữ dội khiến các bác sĩ trong phòng sinh hốt hoảng, sợ hãi. Họ vội vàng cấp cứu cho bệnh nhân nhưng cuối cùng vẫn không thể giành lại mạng sống cho sản phụ. 

Đang trong quá trình trở dạ, sản phụ chỉ ho vài tiếng nhưng lại khiến bác sĩ sợ tái mặt-1

Một câu hỏi đặt ra là tại sao ban đầu lúc mới sinh, mọi việc diễn ra rất thuận lợi, nhưng chỉ sau vài tiếng ho, trong vòng vài phút thôi mà có thể cướp đi mạng sống của sản phụ nhanh chóng?. Lý giải điều này, bác sĩ cho biết, sản phụ đã gặp phải biến chứng trong quá trình chuyển dạ, cụ thể là sản phụ bị “thuyên tắc ối”.

Thuyên tắc ối là gì?

Thuyên tắc ối (còn gọi là tắc mạch ối) là tình trạng nước ối, tóc hoặc các mảnh vụn khác của thai nhi xâm nhập vào máu của mẹ qua đường nhau thai ở tử cung, gây ra phản ứng giống dị ứng, làm suy tim phổi cấp và xuất huyết nghiêm trọng (rối loạn đông máu).

Bệnh thường xảy ra trong lúc chuyển dạ, cụ thể là có thể xảy ra khi mổ lấy thai, sảy thai, chấn thương bụng, chọc nước ối, sau sinh hoặc sau mổ lấy thai.

Thuyên tắc ối nguy hiểm như nào?

Nguy cơ thuyên tắc ối là cực kỳ cao, ngay cả khi được cấp cứu kịp thời nhưng vẫn gây ra nhiều nguy hiểm cho sản phụ, tỷ lệ tử vong chung có thể lên tới hơn 80%. Nếu sản phụ được cứu sống thì phục hồi sau đó cũng mất rất nhiều thời gian. Mặt khác, dấu hiệu của biến chứng này diễn ra nhất nhanh chóng (chỉ trong vòng vài phút) nên các bác sĩ có rất ít thời gian để nhận biết cũng như cấp cứu cho sản phụ. Chính vì vậy nguy cơ gây tử vong là rất cao.

Nguyên nhân gây ra thuyên tắc ối

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thuyên tắc nước ối, trong đó phổ biến nhất là vỡ nhau thai. Khi nhau thai bị vỡ sẽ khiến nước ối chảy ra ngoài và chảy vào tĩnh mạch, vào tim, phổi, lên não của sản phụ, gây suy hô hấp cấp… khiến bệnh nhân bị đột ngột tím tái, trụy tim mạch, rối loạn đông máu... và gặp nguy hiểm cao hơn nếu sản phụ mắc đái tháo đường.

Dấu hiệu nhận biết sản phụ bị thuyên tắc ối là gì?

Dấu hiệu nhận biết sản phụ bị thuyên tắc ối là sản phụ đột ngột khó thở, da xanh tái xảy ra trong vòng một vài phút đầu tiên, tụt huyết áp, phù phổi, sốc, lú lẫn, mất ý thức, co giật, hôn mê, ho… Hầu hết, sản phụ bị ngưng tim phổi trong những phút đầu tiên, sau đó là rối loạn đông máu, đờ tử cung.

Những trường hợp có nguy cơ gặp biến chứng thuyên tắc ối?

Biến chứng sản khoa này có thể xảy ra cả khi sinh thường và sinh mổ. Hơn nữa, tất cả các độ tuổi đều có thể mắc chứng tắc mạch ối và có thể xảy ra trước, trong hoặc ngay sau khi sinh. Các trường hợp tắc mạch ối ở thai phụ có chung đặc điểm như thai nhi quá lớn, thai nhi quá ngày dự sinh, thai phụ lo lắng, khó thở, nôn mửa.

Đang trong quá trình trở dạ, sản phụ chỉ ho vài tiếng nhưng lại khiến bác sĩ sợ tái mặt-2

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: Sản phụ lớn tuổi (trên 35 tuổi, nguy cơ sẽ cao hơn), sản phụ mang đa thai hoặc sinh con nhiều lần, nhau thai bất thường, sản phụ mắc chứng tiền sản giật, sản phụ sinh mổ, hoặc sinh thường nhưng phải can thiệp bằng thủ thuật Forceps, giác kéo, chọc hút nước ối...

Biện pháp phòng ngừa thuyên tắc ối

Bệnh thuyên tắc ối không thể dự báo và là một biến chứng sản khoa rất nguy hiểm. Vì thế, điều quan trọng nhất là mẹ bầu cần theo dõi thai kỳ cẩn thận, khám thai toàn diện, định kỳ để mẹ và bác sĩ nắm được tình hình phát triển của thai nhi, tiên lượng những nguy hiểm có thể xảy ra, từ đó có biện pháp phòng tránh, hỗ trợ kịp thời trong quá trình chuyển dạ.

Tất nhiên, các mẹ cũng nên chú ý đến việc lựa chọn bệnh viện khi sinh con. Nên chọn những bệnh viện lớn, đáng tin cậy, trang thiết bị đầy đủ để có thể xử lý những tình huống nguy cấp. Ngoài ra, tốt nhất phụ nữ nên lựa chọn độ tuổi mang thai và sinh con phù hợp. Ở độ tuổi 23 đến 30, các chức năng cũng như sức khỏe của phụ nữ tốt nhất, phụ nữ nên sinh con trong giai đoạn này, sẽ hạn chế nguy cơ gặp nguy hiểm hơn. Mặt khác, mẹ bầu cũng cần trang bị các kiến thức khi mang thai, nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường cần trao đổi với bác sĩ kịp thời, đừng cảm thấy xấu hổ mà giấu bệnh.

Theo An Nhiên - Vietnamnet.vn
 


sinh mổ

sinh con

sinh thường


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.