Khi gặp người lạ thái độ của con bạn thế nào? 2 phản ứng dưới đây tưởng bình thường nhưng đều đáng báo động

Khi đối mặt với người lạ, phản ứng của bé khác nhau. Một số sợ phản kháng và một số lại không nghi ngờ gì cả. Trong cả hai trường hợp này đều đáng báo động, cha mẹ phải quan tâm đầy đủ và can thiệp kịp thời.

Vào một buổi sáng đẹp trời, chị Liên dẫn con gái Hà An 3 tuổi ra công viên đi dạo. Hai mẹ con vừa đi vừa nói chuyện vui vẻ. Khi đi đến gần khu vực có nhiều dụng cụ tập thể dục, một bà lão tóc bạc đang ngồi ở ghế đá liền bắt chuyện với họ. Bà lão nở một nụ cười nhân hậu rồi dùng tay xoa 2 má Hà An: “Bé con xinh quá, xinh như búp bê vậy”.

Khi gặp người lạ thái độ của con bạn thế nào? 2 phản ứng dưới đây tưởng bình thường nhưng đều đáng báo động-1

(Ảnh minh họa)

Chị Liên mỉm cười nói với con gái: "Chào bà đi con". Hà An nhìn chằm chằm vào bà lão mấy giây, khóe miệng nhếch lên cười. Cô bé giơ bàn tay bé nhỏ mũm mĩm của mình lên và vẫy tay với bà lão vài lần, miệng líu lo nói: “Con chào bà”.

Bà cụ vừa ngạc nhiên vừa vui mừng. Bà nói với người mẹ rằng, bà tưởng cô bé sẽ nhút nhát và sợ hãi như những đứa trẻ nhỏ khác, nhưng không ngờ cô ấy lại mạnh bạo và tự tin lạ thường, điều này thực sự nằm ngoài dự đoán của mọi người.

Như chúng ta đã biết, trẻ nhỏ chưa thể phân biệt được đâu là người lạ, đâu là người thân trong gia đình nên sẽ đối xử “bừa bãi” với mọi người xung quanh. Sự phát triển tâm lý của bé có những thay đổi theo từng giai đoạn, một giai đoạn bé tỏ ra hớn hở, vui vẻ thì đến giai đoạn nào đó bé tỏ ra rụt rè và sợ hãi, hai biểu hiện này xen kẽ nhau. Ở góc độ tăng trưởng, đây là một sự cải thiện, cho thấy mức độ nhận thức của bé đã được cải thiện.

Các mối quan hệ xã hội của bé sẽ ngày càng rộng lớn dần lên và ngày càng có nhiều người lạ tiếp xúc với bé. Khi đối mặt với người lạ, phản ứng của bé cũng khác. Một số sợ, phản kháng và một số lại không nghi ngờ gì cả. Trong cả hai trường hợp này đều đáng báo động, cha mẹ phải quan tâm đầy đủ và can thiệp kịp thời.

Sợ, phản kháng

Cảnh giác với người lạ là đặc điểm chung của con người bất kể tuổi tác và là kết quả tất yếu của một giai đoạn phát triển nhận thức nhất định. Vì vậy, nếu bé sợ hãi khi nhìn thấy người lạ, cha mẹ nên coi đó là hiện tượng bình thường, xử lý đúng cách và kiên nhẫn hướng dẫn.

Khi gặp người lạ thái độ của con bạn thế nào? 2 phản ứng dưới đây tưởng bình thường nhưng đều đáng báo động-2

1. Khi bước vào một môi trường xa lạ, cha mẹ nên bế trẻ.

Tiếp xúc thân thể gần gũi và giao tiếp bằng ngôn ngữ nhiều hơn để đảm bảo rằng bạn có thể mang lại cho bé đủ cảm giác an toàn và khiến bé dần thư giãn. Một cách đơn giản để đánh giá là bạn có thể cảm nhận được sức mạnh khi trẻ ôm bố mẹ, nếu bé ôm bố mẹ thật chặt có nghĩa là trẻ đang rất căng thẳng, ngược lại có nghĩa là trẻ đang thoải mái hơn.

2. Cha mẹ làm gương và đừng vội ép trẻ.

Cha mẹ nên làm gương trong giao tiếp, chẳng hạn như chào hỏi và trò chuyện với những người khác trước mặt trẻ, duy trì trạng thái cảm xúc thoải mái và không căng thẳng, nhưng không vội ép bé làm điều tương tự. Đừng ép trẻ chào hỏi vì lo lắng về sự xấu hổ với hàng xóm, người thân hay bạn bè mà hãy để trẻ tiếp xúc với mọi người. Tiếp đó, hãy kiên nhẫn chờ đợi em bé của bạn phát ra một tín hiệu của sự tin tưởng và yên tâm là sự tiến bộ.

3. Khi em bé hoàn toàn thoải mái, hoặc sẵn sàng chủ động giao tiếp với người khác, hãy khuyến khích em bé giao tiếp.

Khi khả năng nhận thức của em bé đã được cải thiện rất nhiều, sự sợ hãi của em phần lớn là do em tin rằng những khuôn mặt lạ là mối đe dọa cho em. Khi nhận ra người lạ không phải người xấu, trẻ sẽ thả lỏng người và giảm bớt cảnh giác. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên đưa bé đến các sân chơi, viện bảo tàng, công viên và những nơi đông người qua lại để bé làm quen dần.

Sau một thời gian, một số trẻ có thể sớm hòa đồng với những trẻ khác, nhưng cũng không ít trẻ có thể mất nhiều thời gian để thích nghi. Điều này phần lớn được quyết định bởi tính khí khác nhau của các bé. Điều cha mẹ phải làm là tôn trọng cảm xúc của bé và dành đủ sự kiên nhẫn.

Khi gặp người lạ thái độ của con bạn thế nào? 2 phản ứng dưới đây tưởng bình thường nhưng đều đáng báo động-3

Không nghi ngờ

Cũng giống như bé Hà An, một số em bé có bản chất hướng ngoại và dễ gần, ngay cả khi đối mặt với người lạ, chúng cũng không sợ hãi và vui vẻ đối phó với họ. Xong tính cách như vậy cũng có những rủi ro nhất định, thiếu cảnh giác có thể khiến bé gặp nguy hiểm khi gặp người xấu. Vì vậy, cha mẹ nên nhấn mạnh đến sự an toàn cho bé, nói với bé rằng “Không được ăn thức ăn của người lạ”, “Không được tự tiện đi lại với người lạ”... Tuy nhiên, không nên sử dụng ngôn ngữ đe dọa khi nói về kiến thức an toàn.

Mặc dù việc giúp bé xây dựng nhận thức về an toàn là không sai nhưng khi bé bắt đầu làm quen với người khác thì việc truyền cho bé quá nhiều thông tin tiêu cực cũng có thể gây bất lợi, khiến bé bị nhiễu thông tin. Cha mẹ vẫn phải định hướng, phân tích vấn đề cụ thể theo tình hình thực tế của bé để giúp bé hiểu và phát triển nhân cách tốt nhưng không cần thiết phải chỉnh sửa quá mức những thông tin đã đưa ra trước đó.

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.