Chỉ là một vật nhỏ trong bếp nhưng lại khiến 90% gia đình "ăn bẩn" vì dùng sai cách

Dù giàu hay nghèo, nông thôn hay thành thị thì gia đình nào chắc chắn cũng có đồ vật này trong căn bếp. Đây tuy là một vật dụng nhỏ nhưng vô cùng gần gũi và thiết yếu với cuộc sống của chúng ta.

Hằng ngày thớt thường xuyên được sử dụng trong việc sơ chế và thực hiện món ăn, xong sử dụng và vệ sinh thớt thế nào cho đúng cách, đảm bảo an toàn thì nhiều người còn coi nhẹ. Từng có nghiên cứu cho rằng "Thớt gỗ bẩn gấp 200 lần bồn cầu nếu không biết vệ sinh" và nếu điều đó xảy ra thật chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề vệ sinh thực phẩm, làm giảm chất lượng bữa ăn, cũng như đe dọa sức khỏe của chúng ta.

Chỉ là một vật nhỏ trong bếp nhưng lại khiến 90% gia đình ăn bẩn vì dùng sai cách-1

Sai lầm khi dùng thớt bà nội trợ phải tránh

Tuy thớt không phải là vật dụng quá đắt đỏ nhưng sử dụng và bảo quản thớt đúng cách không những kéo dài tuổi thọ của thớt mà còn giúp bạn tránh được nhiều nguy cơ liên quan đến sức khỏe. Nhiều gia đình dùng thớt khá xuề xòa, dẫn đến những sai lầm cơ bản mà không biết. Cụ thể như:

- Dùng chung một thớt cho mọi loại thực phẩm

Điều này cực kỳ nguy hiểm nhưng lại rất phổ biến trong các căn bếp gia đình. Cụ thể, thịt sống rất dễ sản sinh ký sinh trùng, trong khi đó nhiệt độ nấu các loại rau thường không cao, không ít loại rau còn có thể ăn sống trực tiếp, nếu ta sử dụng chung một chiếc thớt để thái rau và thái thịt cùng lúc sẽ rất dễ tạo nên lây nhiễm vi khuẩn chéo, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Chỉ là một vật nhỏ trong bếp nhưng lại khiến 90% gia đình ăn bẩn vì dùng sai cách-2

Tượng tự, nếu dùng thớt để sơ chế đồ sống, sau đó lại dùng nó để thái thịt chín, cho dù bạn nói đã rửa sạch đi chăng nữa thì vẫn tiềm tàng những nguy cơ đáng sợ. Vậy nên tốt nhất là bạn nên sắm riêng cho mình mấy cái thớt và đặc biệt lưu ý phải nhớ sử dụng chúng đúng với từng loại thực phẩm, tránh dùng lẫn lộn.

Ví dụ, thớt gỗ có độ bền cao, trọng lượng nặng, thích hợp dùng để chặt thịt, chặt xương; Thớt nhựa rất nhẹ, không bị thấm nước, không có mùn thớt và không bị mục nên dùng để thái các loại thức ăn đã chế biến, không cần nhiều lực; Thớt thủy tinh không bị mùn, không bị xước bề mặt, dễ lau rửa, chịu được nhiệt độ cao nên chúng ta có thể để cắt trái cây, rau củ, thức ăn mềm như cơm cuộn…

- Sử dụng thớt đã quá cũ

Nhiều bà nội trợ mua quần áo rất nhiều nhưng lại chẳng để ý đến việc thay thớt mới khi nó đã cũ. Hãy chú ý nhé, một khi thớt của bạn bắt đầu bị nứt hoặc có các vết rãnh thì rất khó để làm sạch. Vị trí đó sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn sinh sống và phát triển, dẫn đến việc chúng bám dính vào thực phẩm khi đặt trên thớt. Đây chính là thời gian bạn nên thay một chiếc thớt mới nếu không muốn "ăn bẩn".

Chỉ là một vật nhỏ trong bếp nhưng lại khiến 90% gia đình ăn bẩn vì dùng sai cách-3

Thớt dùng lâu ngày có nhiều kẽ nứt cần phải thay mới ngay tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn làm tổ

- Dùng luân phiên cả 2 mặt thớt

Đây cũng là sai lầm phổ biến không ít người đang mắc phải. Trên thực tế, các mặt phẳng dùng để kê thớt khi chế biến thức ăn như nền nhà, kệ bếp là nơi rất bẩn. Khi đặt mặt thớt xuống, vi khuẩn, vi trùng đã bám vào, do vậy, bạn chỉ nên sử dụng một mặt mà thôi. Nếu không chắc chắn mình sẽ nhớ mặt nào trước đó đã kê xuống dưới thì bạn hãy đảm bảo phải vệ sinh thật sạch cả 2 mặt thớt sau mỗi lần sử dụng.

- Sử dụng miếng thép cọ xoong nồi làm sạch thớt

Thói quen này tưởng chừng hiệu quả nhưng hóa ra lại sai. Dùng miếng rửa bát thép hoặc kim loại để chà rửa thớt thường xuyên sẽ làm thớt bị xước và đây chính là nơi ẩn náu của nhiều loại vi khuẩn. Bạn nên thay miếng thép bằng miếng vải mềm để không gây xước trong quá trình chà rửa thớt. Hơn nữa, bạn cần lưu ý sau khi chà rửa sạch cần treo thớt lên, tránh để thớt nằm ngang, bởi có thể khiến cho nước thấm sâu vào thớt, khó khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Chỉ là một vật nhỏ trong bếp nhưng lại khiến 90% gia đình ăn bẩn vì dùng sai cách-4

Mẹo vệ sinh thớt "cực sạch" và an toàn bà nội trợ nên biết

Cho dù đã sắm riêng những chiếc thớt khác nhau để sử dụng cho từng loại thực phẩm thì việc vệ sinh thớt vẫn không được lơ là. Ngoài những chất tẩy rửa chuyên dụng (nếu rửa không sạch có thể lưu lại khiến hóa chất bám dính vào thức ăn), độc giả có thể tham khảo thêm một số cách vệ sinh thớt tự nhiên với độ an toàn cao mà vẫn rất sạch sẽ:

Dùng chanh và muối

Đầu tiên, bạn cắt chanh làm đôi rồi lần lượt chà xát các nửa quả lên mặt thớt theo hình tròn. Sau đó, bạn rắc muối vào vùng có nước chanh (nên chọn loại muối có hạt thô để thấm nước chanh) và tiếp tục chà lên để hỗn hợp chanh và muối hòa tan để làm sạch thớt. Lặp lại các bước vệ sinh như vậy đối với mặt sau của thớt. Tiếp theo ta rửa lại thớt bằng nước sạch và dùng khăn khô hoặc giấy để thấm hết nước trên bề mặt thớt.

Chỉ là một vật nhỏ trong bếp nhưng lại khiến 90% gia đình ăn bẩn vì dùng sai cách-5

Baking soda 

Baking soda là nguyên liệu dùng để tẩy rửa rất hiệu quả và an toàn. Cách làm cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần pha 1 muỗng baking soda vào nước, thêm một ít muối và trộn đều các nguyên liệu. Tiếp đến, bạn dùng hỗn hợp này chà xát lên bề mặt thớt và rửa sạch lại với nước ấm.
 
Giấm trắng

Giấm trắng có tính chất tẩy rửa cực mạnh, có thể tẩy sạch mùi hôi đồng thời khử trùng và làm sạch thớt hiệu quả. Phương pháp này rất dễ thực hiện, bạn chỉ cần rót hoặc xịt giấm nguyên chất lên cả hai mặt của thớt rồi xoa đều. Sau đó dùng khăn giấy lau khô. Cuối cùng là treo thớt ở nơi khô thoáng, sạch sẽ, tránh nấm mốc.

Chỉ là một vật nhỏ trong bếp nhưng lại khiến 90% gia đình ăn bẩn vì dùng sai cách-6

Theo Vân Khánh - Vietnamnet.vn


mẹo vặt gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.